Chuyển đến nội dung chính

Vì môi trường bền vững ở Lý Sơn

Quảng Ngãi đã và đang triển khai nhiều hoạt động, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý hoạt động nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường tại huyện đảo Lý Sơn – nơi được quy hoạch là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.

Thực hiện nhiều dự án bảo vệ tài nguyên

Với đề tài khoa học “Thực nghiệm các giải pháp kỹ thuật trong canh tác tỏi ở huyện đảo Lý Sơn”, sau 2 năm triển khai (2015 – 2017), các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã nghiên cứu các giải pháp thực hiện theo phương thức không bổ sung đất, không thay cát như tập quán sản xuất của người dân Lý Sơn.

Thay vào đó là phương thức loại bỏ lớp cát cũ, cày xới lớp đất bazan từ vụ trước và dùng xác thực vật, phân bón vô cơ, vi sinh để cải tạo đất. Kết quả, năng suất và chất lượng tỏi không sụt giảm so với phương thức truyền thống, hiệu quả kinh tế tăng từ 13,7 - 31,9 triệu đồng/ha... Riêng cây hành, năng suất cả hai vụ xuân hè và hè thu đều không giảm so với trồng theo kiểu truyền thống. Đây là thực nghiệm khoa học hữu ích, được xem là hướng đi mới, giúp người trồng hành, tỏi ở Lý Sơn vừa phát triển kinh tế theo hướng bền vững, vừa bảo vệ nguồn tài nguyên đất đỏ bazan, cát biển của địa phương.

Cũng với mục tiêu phục hồi và quản lý rạn san hô tại Lý Sơn, từ tháng 6.2015 đến nay, Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực ven biển, ven bờ Lý Sơn” đã trồng và phục hồi được 2ha trên nền đáy tự nhiên, góp phần phục hồi san hô trong Khu bảo tồn biển ở Lý Sơn đang có nguy cơ suy giảm.

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rạn san hô dần suy giảm, nhưng nguyên nhân chính vẫn là tác động của con người. Vì vậy, dự án không chỉ phục hồi san hô, mà còn tư vấn, tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ rạn san hô, để từ đó, người dân vừa bảo vệ được môi trường, vừa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng bền vững”, Chủ nhiệm dự án, Tiến sĩ Hoàng Xuân Bền cho biết.

Chú trọng quản lý tài nguyên nước

Theo kết quả thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước cho các đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên miền Trung thực hiện năm 2015, tình trạng xâm nhập mặn tại đảo Lý Sơn đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Nếu như thời điểm năm 1998, nước mặn xuất hiện ở độ sâu từ 40 – 45m ở khu vực trung tâm đảo, thì hiện nay, chiều sâu gặp nước bị nhiễm mặn chỉ từ 30 – 35m.

Nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm đang dần suy kiệt, UBND huyện Lý Sơn đã siết chặt quản lý, thực hiện việc kiểm tra, rà soát hoạt động khai thác nước ngầm tại đảo, để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh việc các tổ chức, cá nhân tự ý đào, khoan giếng.

Từ năm 2017 đến nay, Sở TN&MT cũng đã gấp rút triển khai nhiệm vụ điều tra, đánh giá, khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước trên địa bàn huyện Lý Sơn, để từ đó có cơ sở khoa học về thực trạng nước ngầm tại đảo, giúp các cơ quan nhà nước siết chặt hoạt động quản lý.

Ngoài ra, Sở TN&MT cũng đang xây dựng kế hoạch để xây mới 16 công trình quan trắc tài nguyên dưới đất, nâng tổng số công trình quan trắc trên địa bàn huyện lên 22 công trình. “Việc tăng số lượng công trình quan trắc tài nguyên nước ngầm trên đảo Lý Sơn giúp cho công tác kiểm tra, giám sát trữ lượng, chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện được đầy đủ, chính xác, thường xuyên. Đây sẽ là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước, từ đó có những cảnh báo, giải pháp tiếp theo”, Phó trưởng Phòng Tài nguyên nước-Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu (Sở TN&MT) Nguyễn Biện Như Sơn cho biết.

Ý Thu

Xem bài nguyên mẫu tại : Vì môi trường bền vững ở Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Hành tím đầy đồng, tỏi đầy chợ trên đảo Lý Sơn

Đến đảo Lý Sơn trong cái nắng gió những ngày tháng 7, có thể dễ dàng bắt gặp những người nông dân đi lượm hành và những bà lão bên sạp "tỏi cô đơn". Đó là những hình ảnh đặc trưng khiến người ta luyến lưu nơi miền cát trắng. Tháng 7 đến Lý Sơn, có thể dễ dàng bắt gặp những người dân huyện đảo Lý Sơn rộn ràng vào vụ thu hoạch hành tím. Trong ảnh, gia đình chị Hoa đang thu hoạch vụ hành tím trên thửa ruộng trước nhà. Trồng hành tím sau 50 ngày sẽ được thu hoạch. Mỗi năm người dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi và 3 vụ hành. Vụ tỏi bắt đầu từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng giêng, tháng 2 âm lịch năm sau. Sau khi thu hoạch tỏi, người dân sẽ tiếp tục trồng hành. Sau khi nhổ, hành được buộc lại thành từng bó, cắt tỉa lá, phân loại và phơi khô chờ đưa đi tiêu thụ. Ở Lý Sơn, hành, tỏi đều trồng trên lớp cát trắng, vì vậy mà có hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Cụ Phi đã 80 tuổi nhưng vẫn phụ con gái thu hoạch hành. Phía dưới lớp cát trắng

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th