Chuyển đến nội dung chính

Đảo Lý Sơn bí đường kiếm nước ngọt, ngoảnh ra gặp nước biển, nhìn vào vướng quy định

Cả huyện đảo Lý Sơn chỉ có 1 hồ chứa duy nhất nhưng hiện sắp trơ đáy, còn muốn khoan đào giếng mới phải xin và được cấp thẩm quyền cấp tỉnh cho phép, vì vậy việc chống hạn cho cây trồng ở đây đang rơi vào ngõ cụt.

Tháng 6, cũng như trong đất liền, đảo Lý Sơn đang bước vào đỉnh điểm của mùa khô hạn khốc liệt nhất trong năm. Cùng với nỗi lo thiếu nước sinh hoạt là nước tưới cho cây trồng mà chủ yếu là hành, được ví là "vàng tím", một trong những nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ dân nơi đây.

Nắng hạn đang làm nhiều giếng cung cấp nước tưới cho cây trồng ở đảo Lý Sơn phơi đáy.

Không như những loại cây trồng khác trên đảo, như bắp, đậu phụng (lạc)… hành tím đòi hỏi phải được tưới nước thường xuyên 1 lần/ngày. Tuy nhiên mấy năm gần đây, cùng với nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt tăng cao để phục vụ cho khách du lịch, tình trạng khoan, đào giếng vô tội vạ lấy nước tưới cho cây trồng, dẫn đến nguồn nước ngầm ở huyện đảo Lý Sơn đang suy kiệt mạnh, nạn xâm nhập mặn ngày càng tăng cao.

Một góc ruộng hành của người dân Lý Sơn

Vì vậy để giảm thiểu và bảo vệ nguồn nước ngầm của đảo, trên cơ sở đề nghị của chính quyền huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành văn bản siết chặt việc khoan, đào giếng mới tại huyện này. Theo đó, bất cứ tổ chức và cá nhân nào ở huyện Lý Sơn có nhu cầu thì phải làm đơn gửi cho cấp thẩm quyền tỉnh xin và cho phép mới được đào, khoan giếng.

Ông Bùi Tấn Dư, ở thôn Đông thở dài: Hiện đảo Lý Sơn chỉ có 1 hồ chứa duy nhất ở núi Thới Lới, nhưng hiện sắp trơ đáy, mực nước các giếng cung cấp nước tưới cho cây trồng cạn xuống rất nhiều, trong khi muốn khoan đào giếng mới bị siết chặc, nên việc chống hạn cho cây trồng gần như rơi vào ngõ cụt.

Thay vì sử dụng ống nhựa dẫn nước và tưới thủ công

Người dân đảo Lý Sơn lắp đặt hệ thống béc phun tự động để tiết kiệm nước

Để chống chọi lại nắng hạn, lấy nước tưới cho cây trồng, thời gian qua người dân đảo Lý Sơn đã đầu tư để lắp đặt hệ thống béc phun tự động, thay cho việc tưới thủ công bằng ống nhựa nhằm bảo vệ, tiết kiệm nước ngầm; phủ bạt dưới đáy giếng…Việc áp dụng các hình thức này đã mang lại lợi ích, giúp giải hạn phần nào cho cây trồng ở địa phương.

Trao đổi với PV Báo Dân Việt, ông Đặng Tấn Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: "Tình trạng nắng hạn mỗi năm lại khốc liệt hơn, nguồn nước ngầm trên đảo ngày một suy kiệt phải bảo vệ, hạn chế đào khoan giếng mới; trong khi hệ thống hồ chứa, kênh mương phục vụ tưới cho cây trồng gần như là số 0, nên chính quyền địa phương cũng rất đau đầu trong công tác chỉ đạo chống hạn.

Phủ bạt đáy giếng để lấy nước tưới cho cây trồng.

Cũng theo ông Thành trước khi vào mùa nắng hàng năm, huyện khuyến cáo người dân cần chuyển đổi hành, tỏi sang những loại cây trồng sử dụng ít cần nước tưới hơn, như bắp, đậu phụng…., đặc biệt là tại các khu vực và diện tích nằm xa giếng. Tuy nhiên do lợi nhuận mang lại cao hơn và một số nguyên nhân khác, không dễ để người dân chấp nhận chuyển đổi để thay hành, tỏi sang trồng hoa màu khác.

Một góc cánh đồng hành, tỏi ở thôn Đông trên đảo Lý Sơn.

Được biết vụ này, diện tích hành vụ này của huyện đảo Lý Sơn khoảng 167 ha, với sản lượng dự kiến thu hoạch khoảng 1.888 tấn, đậu phụng (lạc) khoảng 71 ha, dưa hấu 14 ha, bắp (ngô) khoảng 8ha. So với cùng kỳ vụ năm trước, diện tích hành giảm 34 ha, các loại cây trồng còn lại cũng giảm ước gần 71 ha.

Công Xuân

Coi bài nguyên văn tại : Đảo Lý Sơn bí đường kiếm nước ngọt, ngoảnh ra gặp nước biển, nhìn vào vướng quy định

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th