Chuyển đến nội dung chính

Ngư dân Lý Sơn hối hả cho tàu vươn khơi ngày cận Tết

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất nhưng ngư dân Lý Sơn vẫn tất bật tiếp thêm nhiên liệu, đá lạnh, ngư lưới cụ để tranh thủ vươn khơi, hy vọng chuyến biển cuối cùng của năm được bội thu để có một cái tết rôm rả và no đủ.
Vũng neo đậu tàu thuyền An Hải là nơi tập trung đông đảo đội ngũ tàu thuyền đánh bắt xa bờ, gần bờ của huyện Lý Sơn. Trải qua một năm đầy sóng gió, khi nguồn thủy hải sản ngày càng cạn kiệt, ngư trường thu hẹp, người dân nơi đây vẫn ấp ủ hy vọng vào chuyến biển cuối năm sẽ có thể mang đến cho họ một cái Tết no đủ, sung túc hơn.

[caption id="attachment_9750" align="aligncenter" width="500"]Nhiều tàu cá của ngư dân tranh thủ lấy thêm đá lạnh, tiếp thêm nhiên liệu để vươn khơi ngày cận tết Nhiều tàu cá của ngư dân tranh thủ lấy thêm đá lạnh, tiếp thêm nhiên liệu để vươn khơi ngày cận tết[/caption]

Trong khi những người dân trên đảo đang hối hả chuẩn bị mua sắm lo tết cho gia đình mình thì những ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa lại hối hả chuẩn bị tàu thuyền ra khơi. Nhiều tàu cá của ngư dân vẫn lấy đá, bơm dầu để tranh thủ ra khơi. Phía ngoài xa, những chiếc tàu cá công suất lớn vẫn vang rền tiếng máy nổ, hùng dũng vượt sóng to, để lại đằng sau những ánh mắt mong chờ của người thân.

Tiếp chuyện với chúng tôi, ngư dân Nguyễn Tồn ở thôn Đông xã An Hải chia sẻ: Tàu của anh mới cập đảo vài ngày nay, tranh thủ bán cá xong anh lại cho tàu tiếp thêm nhiên liêu, đá lạnh để vươn khơi. Chuyến biển này, anh chuyển ngư trường từ Trường Sa về Hoàng Sa để kịp cho tàu về ăn tết cùng gia đình.

Theo ngư dân Tồn, bình thường nếu vươn khơi Trường Sa, thời gian mỗi chuyến biển kéo dài khoảng 1 tháng nhưng nếu chuyển ngư trường Hoàng Sa thời gian đi về sẽ rút ngắn nên anh quyết định cho tàu vươn khơi Hoàng Sa. “Mùa này, vươn khơi Hoàng Sa dễ làm ăn, bởi đang thời điểm giao mùa nên nguồn hải sản tại ngư trường này dồi dào, chỉ mong sao cho trời yên bể lặng để tàu về có thu nhập chia cho bạn chài lo tết cho gia đình mình”. Ngư dân Tồn nói.

Còn ngư dân Lê Công – một chủ tàu đánh bắt xa bờ ở thôn Tây xã An Vĩnh đang cùng 8 bạn chài tất bật tiếp thêm 1 ngàn lít dầu và 200 cây đá lạnh để tranh thủ cho tàu vươn khơi thì hồ hởi. Mỗi chuyến vươn khơi tổn phí cả trăm triệu đồng, do vậy trước khi cho tàu xuất bến các chủ tàu phải nắm rõ tình hình thời tiết, ngư trường . . . .Từ nay đến cuối năm còn 2 đợt không khí lạnh tăng cường nhưng với cường độ nhẹ nên không ảnh hưởng nhiều đến việc vươn khơi. Chỉ mong sao chuyến biển này gặp luồng cá lớn để tàu mau quay về bờ ăn tết cùng người thân.

Tết với ngư dân Lý sơn bao giờ cũng đến muộn, bởi với họ, ngoài lòng can trường trước sóng to, gió lớn việc được mất may rủi còn tùy theo chuyến biển, nếu may dò trúng luồng cá lớn thì chỉ vài mẻ lưới thì tôm cá đầy ắp khoang tàu, còn không may tàu phải lênh đênh cả tháng trên biển. Do đó, thời gian của mỗi chuyến biển sẽ dài hơn, việc làm ăn sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà làm ngư dân nản chí.

Ông Lê Khuân – Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh cho biết: Hiện nay, có gần 100 tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân địa phương vẫn đang bám biển xa bờ, trong đó nhiều tàu cho sản lượng khai thác cao, hứa hẹn chuyến biển thành công ở ngư trường Hoàng Sa, số tàu cá còn lại cũng đang mải mê tìm luồng cá mới để khai thác hiệu quả trong phiên biển cuối năm. “ Với ngư dân Lý Sơn, thời điểm gần tết là thời điểm làm ăn hiệu quả, bởi theo kinh nghiệm của ngư dân biển càng động thì tôm cá cá nhiều, bên cạnh đó, giá cá tăng cao nên tất cả đều trồng chờ vào phiên biển cuối năm”. Ông Khuân chia sẻ.

Dù đối mặt với một mùa biển khó khăn, nhưng ngư dân Lý Sơn vẫn quyết tâm vươn khơi bám biển để chuẩn bị cho những chuyến biển vào đầu năm mới. Với họ, Tết cổ truyền đang đến rất gần, nhưng vì công việc, vì mưu sinh nên họ phải đánh vật với sóng to để mỗi con tàu khi cập bờ trên khoang đầy ắp tôm cá, một phần để kiếm tiền lo tết, đồng thời cũng tích lũy để sau tết tàu lại vươn khơi ở các ngư trường xa bờ.

Văn Mịnh

Coi thêm tại : Ngư dân Lý Sơn hối hả cho tàu vươn khơi ngày cận Tết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d