Chuyển đến nội dung chính

Khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất cho phép Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) tiến hành nghiên cứu, khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn. Do chưa nắm thông tin, nên người dân nơi đây thì mỗi người nói một kiểu.

Vị trí là vũng âu thuyền thuộc xã An Vĩnh

Qua tìm hiểu, được biết vị trí mà VIID chọn lựa để đầu tư xây dựng resort, khách sạn và cơ sở dịch vụ, giải trí là nằm trong vũng âu thuyền thuộc khu 10 xã An Vĩnh, gần bên thắng cảnh cổng Tò Vò, chùa Đục (núi Giếng Tiền)… Tuyến đường kè bê tông rộng 7 mét, chia một bên là khu dân cư, khu nghĩa trang, và một bên là âu thuyền, nơi hiện có khoảng vài chục tàu cá nhỏ của ngư dân neo đậu.

Đình làng An Vĩnh – Di tích lịch sử cấp quốc gia, có lịch sử gần 250 năm, cách vị trí xây dựng resort khoảng hơn 2km. Khi nghe hỏi về dự án resor, ông Võ Văn Ở, 74 tuổi, là chủ tự đình An Vĩnh nói không rõ lắm, và nhận định “chắc cái dự án này làm cũng lâu”.

[caption id="attachment_9667" align="aligncenter" width="665"] Đình làng An Vĩnh[/caption]

Ông Ở cho biết, các dự án tại Lý Sơn trước đó, của trung ương hay của tỉnh dân cũng ít biết từ đầu. Như dự án phục dựng, trùng tu đình An Vĩnh năm 2009, gỗ gạc, vật liệu và nhân công từ đất liền đưa ra, nghe huyện thông báo dân mới biết. Cũng như việc xây dựng cảng mới Bến Đình ở An Vĩnh khởi công từ 2016, dân cũng biết chung chung vậy thôi…

[caption id="attachment_9668" align="aligncenter" width="665"] Ông Võ Văn Ở -chủ tự đình An Vĩnh nói không rõ lắm về dự án xây resort[/caption]

Người dân chưa ai nắm thông tin rõ về dự án Resort

Ông Nguyễn Văn Đỏ, người dân khối 10 xã An Vĩnh, nói cũng chưa hay biết gì về dự án. Chỉ tay ra ngoài âu thuyền trước mặt, ông Đỏ nói chắc dự án đưa ra ngoài ấy, chứ trong làng làm gì có đất!

[caption id="attachment_9669" align="aligncenter" width="665"] Ông Đỏ[/caption]

[caption id="attachment_9670" align="aligncenter" width="665"] Cây bàng trăm tuổi ở Lăng Tân nhìn ra âu thuyền nơi sẽ làm resort[/caption]

[caption id="attachment_9671" align="aligncenter" width="665"] TĐiện thờ Phật mẫu Lý Sơn (Thánh thất Cao Đài) nhìn ra âu thuyền[/caption]

Bên dưới cổng Tò Vò, ông Lê Văn Nam (55 tuổi, nhà ở khu 10 An Vĩnh) đang lui hui xúc vụn san hô về cho vào chậu cây cảnh. Ông Nam cho biết chỉ nghe nói đến dự án làm kè biển nối từ cổng Tò Vò đến chùa Hang ở phía đông của đảo thuộc xã An Hải.

[caption id="attachment_9672" align="aligncenter" width="665"] Ông Lê Văn Nam không muốn dự án phá vỡ cảnh đẹp xung quanh[/caption]

Góp ý về dự án xây dựng resort tại Lý Sơn mà bản thân cũng chưa nắm rõ cụ thể, ông Nam nói làm sao phải hài hòa với quanh cảnh chung quanh, không làm xấu hoặc mất đi tầm nhìn vốn đã rất đẹp nơi này.

Có người bảo sẽ xây "đảo Nhân Tạo"

Trên lối nhỏ dẫn về chùa Đục, ông Lê Tám (73 tuổi) đang loay hoay bên vạt tỏi. Hỏi về khu nghĩa trang dày đặc xung quanh chùa, ông Tám nói khu mộ này có từ lâu lắm rồi. Nghe ông bà kể lại, từ thời vua Gia Long, dân nơi này đã chẻ đá, nung vôi để vừa làm nhà, vừa làm mộ. Sau này con cháu đã sửa sang làm mới lại.

Ông Nguyễn Nhơn (60 tuổi, nhà ở khu 10 An Vĩnh) đứng gần bên, kể vừa rồi dự án làm kè nối với chùa Hang đã tính toán giải tỏa đền bù hơn chục ngôi mộ của gia đình, dòng họ ông tại đây. Ông cho biết một số hộ khác cũng đã nhận tiền đền bù mồ mả.

Còn về dự án xây resort, ông Nhơn chỉ tay về phía âu thuyền, bảo cũng nghe nói người ta sẽ xây “đảo nhân tạo” tại đó.

[caption id="attachment_9673" align="aligncenter" width="665"] Ông Lê Tám kể về các ngôi mộ[/caption]

[caption id="attachment_9674" align="aligncenter" width="665"] Ông Nguyễn Nhơn - nghe nói người ta sẽ xây "đảo nhân tạo" tại đó[/caption]

Theo mô tả của người dân, khu vực âu thuyền và cổng Tò Vò, chùa Đục sẽ làm resort này nằm trên một trục vòng cung sát núi và biển từ tây sang đông của đảo, dẫn đến chùa Hang, hang Câu, núi lửa Thới Lới …

Lý Sơn là hòn đảo nổi tiếng tầm cỡ thế giới về sự hoang sơ, trong lành. Được biết, năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận đảo Lý Sơn và vùng phụ cận Bình Châu trong đất liền là Công viên địa chất toàn cầu. Theo các chuyên gia nước ngoài, khu vực này là một “công viên núi lửa” hiếm có trên thế giới.

[caption id="attachment_9675" align="aligncenter" width="665"] Từ phía cổng Tò Vò nhìn xuống khu vực sẽ làm resort[/caption]

[caption id="attachment_9676" align="aligncenter" width="665"] Cổng Tò Vò vắng lặng mùa đông[/caption]

[caption id="attachment_9677" align="aligncenter" width="665"] Và vô cùng ấn tượng vào mùa hè, mùa du lich[/caption]

Lãnh đạo Huyện đã xác nhận có thông tin này

Một lãnh đạo huyện Lý Sơn xác nhận với PV Tiền Phong về việc nhà đầu tư xin đầu tư resort, khách sạn, dịch vụ thương mại, vui chơi tại vị trí trên. Dự án rộng 20 ha trong âu thuyền, ngoài ra nhà đầu tư còn xin mở rộng thêm 50 ha ra biển thuộc thềm san hô vùng nước nông.

Qua xem xét, thấy dự án hài hòa với thiên nhiên, cảnh vật, dưới dạng các warter house, container hotel trên mặt nước, các bể bơi, đài phun nước nghệ thuật, shop mua sắm…. Lãnh đạo tỉnh cũng đã yêu cầu chủ đầu tư bảo đảm không ảnh hướng đến các di tích, danh lam thắng cảnh tại đây, cũng như dự án Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn.

Về dự án xây kè nối với chùa Hang bên kia đảo mang tính quốc phòng do Bộ CHQS tỉnh thực hiện, vị lãnh đạo này cũng cho biết tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh, chỉ làm kè cục bộ chỗ nào sạt lở. Và chỉ giải tỏa mồ mả đoạn từ cổng Tò Vò đến chùa Đục, nhằm giữ lại vẻ hoang sơ của đảo.

TRẦN TUẤN

Đọc nguyên bài viết tại : Khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th