Chuyển đến nội dung chính

Hoàng Sa, Trường Sa luôn thấm đẫm trong tim những ngư dân trẻ Lý Sơn

Tiếp bước tiền nhân, những ngư dân trẻ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hôm nay ra khơi vừa mưu sinh vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.

Hậu duệ của đội hùng binh

Câu chuyện bi hùng về lòng quả cảm, sự hy sinh của những hùng binh Hoàng Sa năm xưa khi vâng mệnh triều đình giong buồm đi mở cõi nơi Hoàng Sa, Trường Sa luôn thấm đẫm trong tim những ngư dân trẻ Lý Sơn. Chính vì thế, dẫu phải đương đầu với giông bão, hiểm nguy, hậu duệ của đội hùng binh vẫn ngày đêm kiên cường bám biển.

Sinh ra từ biển, lớn lên từ biển, biển để lại trong ký ức ngư dân trẻ Bùi Văn Phải (30 tuổi) đầy ắp kỷ niệm. Ra khơi bám biển, đương đầu với nhiều cơn bão cùng với cha anh từ năm 13 tuổi, đến giờ Phải đã hun đúc, tôi luyện thành một ngư dân, một thuyền trưởng đầy bản lĩnh.

Cách đây gần 5 năm, trong lúc đang hành nghề hợp pháp trên ngư trường truyền thống vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg 96382 TS của anh Phải bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, bắn cháy cabin. Khi đó tính mạng bị đe dọa nhưng anh cùng các bạn chài vẫn kiên cường cứu tàu, giữ cờ Tổ quốc. Sau hành động dũng cảm này, ngư dân Bùi Văn Phải đã được T.Ư Đoàn trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.

Tự hào là hậu duệ của những hùng binh Hoàng Sa

Ở đảo Lý Sơn còn rất nhiều ngư dân trẻ mang trong mình niềm tự hào là hậu duệ của những hùng binh Hoàng Sa. Vì thế, mỗi khi đưa tàu ra khơi xa, họ như những hiệp sĩ sống vì biển, chết vì biển, chẳng ngại sóng to, gió lớn. Điển hình như thợ lặn Bùi Văn Chung (32 tuổi), dù bị mù một mắt, cụt một tay sau tai nạn trên biển nhưng suốt nhiều năm qua anh vẫn cùng bạn chài ngày đêm can trường bám biển Hoàng Sa mưu sinh.

Đối với những ngư dân bình thường, việc lặn sâu 50 - 60 m săn tìm hải sản dưới lòng đại dương không phải ai cũng làm được. Song anh Chung vẫn kiên cường bám lòng biển sâu khiến các thợ lặn trên đảo đều khâm phục. Ý chí vượt qua nghịch cảnh và tính cần mẫn trong công việc đã khẳng định Chung “tàn nhưng không phế”.

Anh Chung quả quyết: “Đưa tàu ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa mưu sinh là mệnh lệnh từ trái tim trong mỗi ngư dân Lý Sơn. Nơi ấy là đất đai của tổ tiên để lại nên thế hệ ngư dân trẻ chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn”.

Đoàn kết giữ biển

Anh Phạm Văn Vương, Bí thư Huyện đoàn Lý Sơn, cho biết trên huyện có hơn 500 tàu cá với khoảng 3.000 ngư dân trực tiếp lao động trên biển, trong đó phần lớn là ngư dân trẻ.

Theo anh Vương, huyện thành lập câu lạc bộ ngư dân trẻ nhằm tập hợp đoàn viên thanh niên làm nghề biển cùng nhau đoàn kết, tương trợ khi đánh bắt hải sản; cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống; và đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền… Điều này đã giúp những ngư dân trẻ đất đảo nâng cao ý thức trong việc bám biển và giữ biển, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Ngư dân Huỳnh Văn Cường (31 tuổi), chủ tàu cá QNg 96472 TS, bày tỏ: “Trước đại dương mênh mông trùng trùng sóng gió, mỗi tàu cá như một cánh én nhỏ nhoi. Do vậy, sức mạnh được nhân lên bội phần khi các tàu cá của ngư dân trẻ ở Lý Sơn liên kết thành một khối thống nhất, cùng nhau bám biển, canh giữ phên giậu của Tổ quốc”.

Hiển Cừ

 

Đọc nguyên bài viết tại : Hoàng Sa, Trường Sa luôn thấm đẫm trong tim những ngư dân trẻ Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d