Chuyển đến nội dung chính

Mộ gió và hình nhân chiến binh Hoàng Sa

Lang thang qua những cánh đồng tỏi trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), thi thoảng tôi bắt gặp một ngôi mộ được đắp bằng cát, văn bia chỉ là hòn nham thạch đen xỉn.

Thấy lạ, hỏi thăm mới biết, đó là mộ gió của một hùng binh trong hải đội Hoàng Sa mất tích trên biển trong khi đi làm nhiệm vụ, người trong dòng tộc đã chiêu hồn về nhập vào hình nhân và táng vào ngôi mộ gió ấy, để người thân của mình có một chỗ nằm yên ấm trong lòng đất quê hương.

Hiện nay ở Lý Sơn, ngoài những ngôi mộ gió nằm trong Âm Linh tự, rải rác trên những cánh đồng trồng tỏi, hành còn có nhiều mộ gió vô danh đầy kỳ bí.

[caption id="attachment_9522" align="aligncenter" width="665"]Những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn nằm giữa những ruộng tỏi Những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn nằm giữa những ruộng tỏi[/caption]

Thực thi nhiệm vụ của triều đình

Nói về những ngôi mộ gió của các tử sĩ trong hải đội Hoàng Sa đã tử vong trong những chuyến biển thực thi nhiệm vụ của triều đình ngày xưa, cụ Nguyễn Ân (83 tuổi) ở đội 6 thôn Tây, xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn), kể với giọng ngậm ngùi: “Hơn 300 năm qua, không biết có bao nhiêu người con của đất đảo Lý Sơn vâng lệnh vua đi làm nhiệm vụ trên vùng biển thuộc 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và họ đi một lần là biền biệt. Người thân ở nhà thương nhớ, mỏi mắt ngóng trông.

Quá thời gian làm nhiện vụ theo quy định (6 tháng) mà những người lính ấy vẫn không trở về. Biết là chiếc ghe buồm đưa họ đi đã không vượt qua được sóng to gió dữ, thân xác của những người lính đã nằm trong lòng biển, người thân ở nhà đành đắp cho họ ngôi mộ gió, để linh hồn những người lính ấy có được chỗ trú ngụ ấm áp trên vùng đất quê hương”.

Theo các bậc lão niên ở huyện đảo Lý Sơn, ngôi mộ gió đầu tiên trên đất đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng các chiến binh của hải đội Hoàng Sa từ thời vua Gia Long. Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tìm gặp cụ Phạm Quang Tĩnh, hậu duệ đời thứ 5 của cai đội Phạm Quang Ảnh, và được nghe ông kể: Ông Phạm Quang Ảnh là Phó đô đốc khâm sai thừa tướng dưới triều vua Gia Long.

Cụ Phạm Quang Ảnh dẫn đầu đi làm nhiệm vụ

Vào năm 1815-1816, ông Ảnh được lệnh vua dẫn đầu 5 chiến thuyền cùng 70 hải binh khác ra canh giữ vùng biển quần đảo Hoàng Sa, kết hợp nhiệm vụ đo đạc thủy trình.

“Cụ Phạm Quang Ảnh đã nhiều lượt dẫn quân đi làm nhiệm vụ trên biển Hoàng Sa, lần cuối cùng, những chiến thuyền trong hải đội của ông gặp bão lớn, bị sóng gió nhận chìm giữa đại dương. Khi ấy, vua Gia Long rất mực thương tiếc, trực tiếp làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ ngay trên đảo Lý Sơn, cho pháp sư đi lấy đất sét từ núi Giếng Tiền về nặn thành hình người để làm lễ an táng ông Phạm Quang Ảnh vào mộ gió.

Sau ông Ảnh, vua Gia Long tiếp tục an táng mộ gió cho 24 người lính khác trong hải đội Hoàng Sa đã cùng ông Ảnh hy sinh trong chuyến thực thi nhiệm vụ ấy.

[caption id="attachment_9523" align="aligncenter" width="665"]Ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo Lý Sơn của đội trưởng hải đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh Ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo Lý Sơn của đội trưởng hải đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh[/caption]

Theo lời kể của bậc lão niên ở Lý Sơn, mộ gió chiêu hồn của những người lính trong hải đội Hoàng Sa được thực hiện nhiều giai đoạn rất nghiêm cẩn. Trước khi làm lễ chiêu hồn, người thân của chiến sĩ đã hy sinh trên vùng biển Hoàng Sa phải thuê 1 pháp sư cúng vái. Rồi đích thân vị pháp sư lên núi Giếng Tiền lấy loại đất sét dẻo quánh, khô nóng, được hình thành từ nham thạch núi lửa phun trào từ hàng triệu năm trước.

Dùng đất sét nặn hình nhân

Số lượng đất sét mang về phải vừa đủ để nặn hình nhân, nếu thừa bỏ đi là không nên, vì nó là hiện thân của thịt da người đã khuất. Đất sét mang về được nhào trộn với bông gòn, sau đó cho vào cối giã đến nhuyễn. Đến khi vị pháp sư tiến hành nắn hình nhân thì người thân của tử sĩ phải đứng bên cạnh, mô tả hình dáng người sẽ được chiêu hồn, vị pháp sư cứ thế nặn cho đến khi thật giống từ gương mặt đến thân thể người đã khuất.

[caption id="attachment_9524" align="aligncenter" width="375"]Ông Phạm Quang Tĩnh, hậu duệ đời thứ 5 trông coi nhà thờ Phạm Quang Ảnh Ông Phạm Quang Tĩnh, hậu duệ đời thứ 5 trông coi nhà thờ Phạm Quang Ảnh[/caption]

Hình nhân ấy được pháp sư dùng 7 cành đâu đã chẻ đôi xếp vào bụng làm xương sườn, dùng sợi tơ tằm hoặc vỏ dâu xếp làm những sợi gân. Các lóng xương sống, xương tay chân đều được làm bằng cành dâu. Hình nhân có đủ lục phủ, ngũ tạng, kể cả bộ phận sinh dục.

Xong phần nặn hình nhân, vị pháp sư dùng lòng đỏ trứng gà phết khắp hình nhân để khi khô đi, lớp lòng trứng sẽ là hình nhân trông giống như da người.

Tiếp theo đó, người thân trong dòng họ mặc quần áo và đồ liệm cho hình nhân rồi đưa vào quan tài. Một cỗ thuyền cúng với những mâm lễ vật, vàng bạc và lương thực được đưa xuống biển để dâng lên các vị thần và cúng linh hồn người đã khuất.

Nghi lễ chiêu hồn

Khi các nghi lễ chiêu hồn đã hoàn tất, những người thân an tâm bởi tin rằng linh hồn người chết đã từ biển trở về nhập vào hình nhân.

Bà con, dòng họ đặt quan tài xuống huyệt mả và an táng. Không thể biết các chiến binh Hoàng Sa gặp nạn vào ngày nào, vì thế người thân trong dòng họ lấy ngày người đã khuất xống ghe đi thực thi nhiệm vụ để làm ngày giỗ, thắp hương tảo mộ như những ngôi mộ bình thường.

“Có nhiều mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, đến bây giờ cải táng, khi đào lên các hình nhân vẫn còn nguyên vẹn”, cụ Nguyễn Ân nói.

“Tục làm mộ gió trên đảo Lý Sơn hình thành cách đây hơn 200 năm, bắt đầu từ ngôi mộ gió của cai đội Phạm Quang Ảnh.

Sau này, những ngư dân khi đang đánh bắt trên biển không may gặp thiên tai mất tích, người thân ở nhà cũng nặn hình nhân, làm mộ gió để chiêu hồn họ từ biển khơi quay về bờ nằm yên ấm trong nắm đất quê hương”, anh Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch UBND xã An Bình, cho biết.

DƯƠNG LAM

Xem nguyên bài viết tại : Mộ gió và hình nhân chiến binh Hoàng Sa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th