Chuyển đến nội dung chính

Dấu ấn lịch sử trên đảo Lý Sơn

Trong chuyến thăm Lý Sơn, các đồng nghiệp ở Báo Quảng Ngãi nói với chúng tôi, để khám phá hết huyện đảo này không chỉ một vài ngày mà cả đời làm báo chưa chắc đã viết hết được.

Bởi lẽ, Lý Sơn là vùng biển đảo có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, là địa danh ghi dấu son trong những trang sử vàng của người dân miền Trung trải qua bao đời gắn bó, gìn giữ từng tấc biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Di tích lịch sử hàng triệu năm

Trên các hòn đảo của huyện Lý Sơn hôm nay, ngoài dấu tích của sự phun trào núi lửa hàng triệu năm trước còn có hàng trăm di tích lịch sử và những thắng cảnh tuyệt đẹp.

Đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng 30km. Cùng với các khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng, Lý Sơn còn có những ngôi đền, chùa cổ linh thiêng. Đó là chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, miếu bà Chúa Ngọc, đình làng An Hải, dinh Bà Roi, giếng Vua, miệng Núi lửa, di tích hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm Linh Tự và một số ngôi mộ cổ...

Trong số này nổi tiếng nhất là chùa Hang, đây là hang động lớn nhất đảo dùng để thờ Phật, được tạo thành từ thế kỷ XVI. Hang có bề ngang 30m ăn sâu vào núi trên 25m theo kiểu hàm ếch. Trong hang có những kỷ đá, giường đá rất đẹp.

Trước cửa hang là dãy cây bàng cổ thụ cành lá xum xuê phủ kín, trước dãy bàng là tượng Quan Thế Âm hướng ra biển. Đình làng An Hải (trước kia gọi là Lý Hải) là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được xây dựng năm 1820, đến nay còn giữ nguyên vẹn những nét chính của kiến trúc ban đầu.
Đây là ngôi đình làng cổ nhất của tỉnh Quảng Ngãi, là nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Chùa Đục xây dựng trong một hang đá trên núi Giếng Tiền được tái tạo rất sống động. Âm Linh Tự là nơi tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và lưu giữ những ngôi mộ của người lính Hoàng Sa đã hy sinh vì nước.

Nhiều vết tích của núi lửa

Núi Thới Lới trên đảo cao 170m, là một trong 5 ngọn núi lửa ở Lý Sơn, đây cũng là nơi xây dựng cột cờ chủ quyền trên huyện đảo. Trên núi Thới Lới hiện vẫn còn vết tích của miệng núi lửa, năm 2012 được xây dựng thành hồ chứa nước mưa cùng với mạch nước ngầm vốn có để cung cấp nước cho những cánh đồng thuộc xã An Hải.

Núi Giếng Tiền là nơi tọa lạc của chùa Đục. Đỉnh Liêm Tự có dáng hình rất đẹp, nơi đây còn có truyền thuyết về bàn cờ tiên, vào những đêm trăng rằm chư tiên rủ nhau xuống đánh cờ vì ngỡ ngàng trước cảnh đẹp chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh.

Đứng trên núi Giếng Tiền nhìn ra xa là đảo Bé (xã An Bình), cách đảo Lý Sơn khoảng 3 hải lý, cũng là nơi còn nhiều vết tích của núi lửa. Đặc biệt tại Lý Sơn, cổng Tò Vò là dấu tích rõ nhất từ hoạt động phun trào núi lửa hàng triệu năm trước. Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, khi nham thạch gặp nước biển thì đông cứng lại tạo nên vòm đá độc đáo này.

“Vòm cổng” bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục và hoàn toàn không có sự tác động nào của bàn tay con người. Đây là kiệt tác hiếm có mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển Lý Sơn.

Lý Sơn còn có những hiện vật bằng đá, gốm sứ Trung Hoa, Chăm, Đại Việt. Đặc biệt trong lòng hòn đảo lịch sử này ẩn chứa rất nhiều di chỉ văn hóa Chăm và Sa Huỳnh. Bên cạnh những thắng cảnh đẹp mê hồn, những khu du lịch nổi tiếng, Lý Sơn còn được biết đến là nơi lưu lại nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển Đông của Việt Nam. Những bằng chứng vật thể và phi vật thể còn lưu lại hàng trăm năm qua tại Lý Sơn đã chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc.

Đức Hồng

Xem nguyên bài viết tại : Dấu ấn lịch sử trên đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th