Chuyển đến nội dung chính

Khởi nghiệp hướng về biển, đảo

Trong Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp" năm 2017, nhiều dự án, mô hình khởi nghiệp hướng về biển, đảo được các tác giả mang ra giới thiệu với mong muốn góp phần phát triển kinh tế và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.

Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

“Người Lý Sơn chủ yếu làm nghề biển, nên có nguồn nguyên liệu làm nước mắm sẵn có, giá lại rẻ. Nhưng, nước mắm Lý Sơn lại chưa phát triển. Trong khi các đảo, các địa phương ven biển khác trên toàn quốc, phần lớn đều có thương hiệu nước mắm đặc trưng cho địa phương mình.

Vì vậy, tôi mới ấp ủ ý tưởng xây dựng thương hiệu nước mắm và mắm cái của Lý Sơn”, chị Lê Thị Thanh Thanh, tác giả Dự án khởi nghiệp “Vua mắm – Nâng tầm thương hiệu mắm Lý Sơn” cho biết.

Chị Thanh kể, vào năm 2013, khi quản lý cơ sở hành tỏi Lý Sơn tại Hà Nội, chị bán kèm theo nước mắm Lý Sơn nhà làm. Và điều khiến chị bất ngờ là, dù người Hà Nội có rất nhiều sự lựa chọn về mắm, nhưng nước mắm Lý Sơn vẫn có vị trí rất đặc biệt trong lòng người tiêu dùng. Những người Hà Nội từng du lịch đến Lý Sơn, ăn thử mắm Lý Sơn đều tìm mua cho bằng được nước mắm Lý Sơn tại Hà Nội.

Hơn nữa, theo thống kê của chị Thanh, trong hơn 4.000 hộ dân đang sinh sống trên đảo Lý Sơn, chỉ có khoảng 1.000 hộ dân muối mắm để sử dụng, còn lại đa phần đều sử dụng thương hiệu nước mắm có sẵn trên thị trường.

Vì vậy, là một người con của đất Lý Sơn, chị trăn trở, phải xây dựng cho được thương hiệu và quảng bá, phát triển thị trường ngay tại đảo Lý Sơn để người Lý Sơn dùng sản phẩm Lý Sơn.

Giúp nông dân làm nông nghiệp hữu cơ

“Lý Sơn có sản phẩm tỏi nổi tiếng thơm ngon và rất được thị trường ưa chuộng. Nhưng để bảo vệ, phát triển thương hiệu tỏi và nâng cao giá trị sản phẩm, thì phải tính đến chuyện phát triển tỏi theo hướng hữu cơ – hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn phân bón, thuốc trừ sâu...”, anh Đặng Văn Trọng ở thôn Tây, xã An Vĩnh (Lý Sơn), tác giả của Dự án khởi nghiệp “Trồng và phân phối tỏi hữu cơ Lý Sơn” cho biết.

Với mục tiêu đó, ý tưởng mà anh Trọng hướng đến kết nối với các nông dân để cùng trồng tỏi theo phương pháp hữu cơ, từ đó, tạo ra phong trào trên toàn đảo. Điều này không chỉ giúp tạo ra sản phẩm tỏi sạch, mà còn thay đổi tập quán sản xuất của người dân, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra không gian du lịch sạch thu hút du khách.

Phát triển du lịch biển

“Vùng giáp ranh giữa hai xã Phổ Vinh, Phổ Quang là nơi có cảnh sắc đẹp, vừa có rừng, vừa giáp biển, nhưng chưa khai thác được tiềm năng du lịch bấy lâu. Vì vậy, ý tưởng hình thành nên khu du lịch “độc và lạ” ngay trên chính mảnh đất quê hương mình được tôi manh nha và ấp ủ từ rất lâu rồi”, anh Chung Quang Ngọc, tác giả của ý tưởng “Đường đu dây cáp tự do Zipline vượt biển dài nhất thế giới” vừa đạt giải Nhì tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm 2017 cho biết.

Theo đó, “Zipline”là một loại hình giao thông mạo hiểm bắt nguồn từ những vùng núi cao hiểm trở. Khi đó người ta di chuyển người, hàng hóa qua lại những ngọn núi một cách nhanh chóng thông qua những sợi dây. Từ đó, trò đu dây thể thao mạo hiểm Zipline cũng dần hình thành trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Tại vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Khu du lịch Hòa Phú Thành (Đà Nẵng), Khu du lịch Hồ Mây (Vũng Tàu), Khu du lịch Datala (Lâm Đồng)... đều đã lần lượt xây dựng đường đu dây mạo hiểm Zipline, nhưng thị trường du lịch mạo hiểm tỉnh Quảng Ngãi thì vẫn chưa được khai thác.

Vì vậy, anh Ngọc dự định sẽ đặt điểm xuất phát đường đu cáp Zipline trên đỉnh núi Cửa, còn cửa biển tại xã Phổ Quang sẽ là nơi đáp cuối cùng của đường đu cáp. Hiện dự án đang được anh Ngọc từng bước hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiến hành triển khai trên thực tế.

Bài, ảnh: Ý THU

Coi thêm tại : Khởi nghiệp hướng về biển, đảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d