Chuyển đến nội dung chính

Để tiền tỷ thôi trôi ra biển…

Nuôi thủy sản mùa mưa bão, đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rủi ro do những bất lợi của thời tiết. Song, nhiều nông dân vẫn “đánh cược” tài sản, công sức, để rồi thiệt hại khi tôm, cá trôi ra biển vào mùa mưa lũ lên đến tiền tỷ.

Ảnh hưởng của cơn bão số 12 và mưa lớn vào đầu tháng 11 vừa qua trên địa bàn tỉnh, đã gây ra những thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản, nhất là những hộ nuôi thủy sản có vốn đầu tư lớn như tôm, cá bớp…

[caption id="attachment_9376" align="aligncenter" width="666"]Những lồng bè nuôi tôm hùm, cá bớp trị giá lên đến tiền tỷ, nhưng người dân Lý Sơn lại "chủ quan" đặt giữa biển trong mùa mưa. Ảnh: PV Những lồng bè nuôi tôm hùm, cá bớp trị giá lên đến tiền tỷ, nhưng người dân Lý Sơn lại "chủ quan" đặt giữa biển trong mùa mưa. Ảnh: PV[/caption]

Tại huyện đảo Lý Sơn, theo thống kê sơ bộ của chính quyền địa phương, đã có 23 lồng bè nuôi cá, tôm trên biển của người dân bị hư hỏng hoàn toàn, với tổng thiệt hại ước tính hơn 10 tỷ đồng.

Là một trong những người nuôi thủy sản bị thiệt hại nặng nề nhất tại Lý Sơn, anh Bùi Anh Hùng ở xã An Hải, cho biết: “3 lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú của tôi bị sóng đánh vỡ nát. Tổng thiệt hại lên đến 4 tỷ đồng. Đây là số tiền tôi vay ngân hàng và vay mượn của rất nhiều người. Giờ tôi không biết phải làm sao để trả nổi số nợ khổng lồ ấy!”.

Theo Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng nông thôn huyện Lý Sơn Lê Văn Đôi, mặc dù năm nào, tỉnh cũng có lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản hướng dẫn người dân thực hiện. Song, do đặc thù nuôi tôm hùm khác với các loại thủy sản khác, phải qua 2 năm mới đủ kích thước để xuất bán, nên người nuôi phải nuôi qua hai mùa mưa. Vậy nên, dù địa phương đã khuyến cáo, nhưng rất khó để những hộ nuôi tôm hùm tuân thủ đúng lịch thời vụ.

Không chỉ riêng Lý Sơn, ngay tại TP.Quảng Ngãi, đợt mưa lớn vừa qua cũng khiến diện tích ao nuôi tôm, cá, cua rộng hơn 7ha của các hộ nuôi trồng thủy sản bị sạt lở, 81ha nuôi tôm, cá, cua bị ngập trôi. Trong đó, nhiều nhất là các hộ nuôi trồng thủy sản xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa.

Người nuôi thủy sản thiệt hại nặng sau bão

Tại xã Bình Chánh (Bình Sơn), “rút kinh nghiệm” từ vụ tôm trái vụ có đến 7ha diện tích nuôi tôm bị cuốn trôi theo lũ vào tháng 12.2016, năm nay người dân vùng nuôi tôm đồng Đá Bia, Bình Chánh đã thả nuôi và thu hoạch sớm gần một tháng so với năm trước. Nhưng vẫn có một hộ còn một phần diện tích hồ tôm chưa thu hoạch kịp, nên đã bị lũ cuốn trôi.

Tại vùng chuyên nuôi tôm Phổ Quang (Đức Phổ), rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay các hộ nuôi tôm đã thu hoạch cách đây một tháng. Nhưng vẫn còn vài ba hộ “nấn ná” nuôi thêm tôm trái vụ, nên bị thiệt hại một phần do lũ.

Không chỉ đối mặt với rủi ro bị cuốn trôi ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản do những biến động của thời tiết trong mùa mưa bão, mà người nuôi trồng thủy sản còn đối mặt với những rủi ro do chất lượng nước, môi trường nuôi trồng thủy sản vào mùa mưa không đảm bảo.

Sau ảnh hưởng của bão số 12 và mưa lớn vừa qua, cá bớp của người dân Bình Đông (Bình Sơn) gặp hiện tượng “sốc môi trường” do nước lũ đổ về đột ngột, buộc 40 hộ nuôi cá lồng bè phải đồng loạt bán cá cho thương lái…

Theo Phó Chi cục Thủy sản tỉnh Đỗ Thị Thu Đông, tỉnh đã có quy định cụ thể, rõ ràng về lịch nuôi trồng cho từng loại thủy sản và hướng dẫn, khuyến cáo người dân. Song, cũng chỉ có thể dừng lại ở khuyến cáo và tùy thuộc vào sự tự giác của người dân, chứ chưa thực hiện kiểm tra, hay xử phạt.

Chi phí đầu tư nuôi trồng thủy sản luôn ở mức khá cao, có khi lên đến tiền tỷ. Nhưng nhiều nông dân lại bất chấp khuyến cáo, chạy theo thời giá để thả nuôi thủy sản trong mùa mưa để rồi cuối cùng ôm nợ. Thế nhưng, tiền của theo cá, tôm trôi ra biển trong những đợt nuôi trái vụ vẫn chưa đủ sức cảnh báo cho bà con nông dân. Vậy nên, bên cạnh sự tự giác của người dân, các ngành chức năng cần có những giải pháp, mạnh tay hơn trong quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, để người nuôi thủy sản không thiệt hại nặng và ôm nợ vào mỗi mùa mưa bão.

Bài, ảnh: Ý THU

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Để tiền tỷ thôi trôi ra biển…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...