Chuyển đến nội dung chính

Cái gương cây quế Trà My

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi vừa có buổi làm việc với Cty CAN Holdings (Nhật Bản) về việc phát triển và tiêu thụ giống tỏi voi của Nhật Bản trên huyện đảo Lý Sơn. Theo giới thiệu đây là giống tỏi có năng suất, chất lượng, giá trị cao… xuất khẩu được sang Nhật Bản.

Theo đó còn có một Nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ rác thải (vốn đang là nguồn ô nhiễm cho đảo) được xây dựng để bón cho cây trồng. Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tuy hoan nghênh, nhưng cũng khá dè dặt và mong muốn, ngoài đảo Lý Sơn, Cty CAN Holdings nên đi khảo sát tại một số huyện ven biển khác để đầu tư trồng tỏi.

[caption id="attachment_9394" align="aligncenter" width="888"]Buổi làm việc của Tỉnh ủy Quảng Ngãi với Công ty TNHH CAN Holdings (Nhật Bản). Buổi làm việc của Tỉnh ủy Quảng Ngãi với Công ty TNHH CAN Holdings (Nhật Bản).[/caption]

Sự dè dặt này là cần thiết vì hiện cây tỏi Lý Sơn là giống tỏi có thương hiệu đặc biệt, độc nhất vô nhị về chất lượng cũng như công dụng đặc hữu của nó. Song song đó, bài học về nhiều loài lâm đặc sản bản địa quý báu đã bị suy giảm mạnh khi dân cư đưa các giống cây ngoại lai (cùng loài) vào trồng và sau đó bị lấn át.

Cây quế Trà My

Cây quế Trà My (Quảng Nam) là một ví dụ. Đã có một thời “cao sơn ngọc quế” Trà My là mặt hàng thổ sản, giữ vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đồng bào dân tộc trồng cây quế theo tập quán truyền đời, “cha trồng, con hưởng”. Vì vậy cây quế đã tồn tại và nuôi sống con người vùng đất này từ ngàn năm qua.

Tuy vậy, suốt thời gian dài cây quế Trà My lâm cảnh “ba chìm bảy nổi”, có lúc người dân chặt bỏ để thay thế bằng loại cây trồng khác. Nguyên nhân, vài mươi năm trở lại đây, một giống quế lai từ phía Bắc đưa vào, có năng suất cao hơn, thời gian thu hoạch chỉ bằng 1/4 giống quế bản địa, nên người dân ưa chuộng trồng tràn lan. Giống quế này có chất lượng tinh dầu thấp nên làm mất uy tín “cao sơn ngọc quế” một thời lừng lẫy. Và từ đó nó không còn đóng vai trò trong các loại hàng hóa xuất khẩu của Quảng Nam.

Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu lo lắng: “Do lợi ích về mặt kinh tế nên thời gian qua có tình trạng người dân lựa chọn những giống quế có thời gian thu hoạch nhanh để chế biến thực phẩm và hương liệu; vỏ giống quế bản địa làm dược liệu đang ít được chuộng, do chu kỳ sinh trưởng dài, lâu thu hồi vốn. Do vậy nếu không có giải pháp bảo tồn cấp thiết, thì quế Trà My sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng”. Qua cây quế Trà My, Quảng Ngãi cần hết sức cẩn trọng, nhằm tránh một quyết định vội vàng, để lại hậu quả lâu dài đối với thổ sản bản địa độc đáo như cây tỏi Lý Sơn.

NGUYỄN TRUNG HIẾU

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Cái gương cây quế Trà My

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d