Chuyển đến nội dung chính

Chủ đầu tư thông tin về Cảng Bến Đình tại Lý Sơn hư hại sau bảo số 9

Ông Đỗ Vũ Bảo – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi - đơn vị chủ đầu tư Dự án cho biết, hiện tại các hư hại đã được thống kê.

Những hư hại này đều hoàn toàn ngoài ý muốn do thiên tai, tuy nhiên các phần kết cấu chịu lực chính của công trình không hề bị tổn hại.

Như đã phản ánh trước đó, sau cơn bão số 9, Cảng Bến Đình đã xuất hiện nhiều hư hại. Không chỉ các kết cấu vật liệu dễ tổn hại như kính, thạch cao, kể cả các kết cấu bằng thép và bê tông cũng hư hỏng khiến cho dư luận đặt dấu hỏi về chất lượng công trình.

[caption id="attachment_14400" align="aligncenter" width="685"]Hình ảnh lớp bê tông cốt thép bên dưới do Ban QLDA cung cấp. Hình ảnh lớp bê tông cốt thép bên dưới do Ban QLDA cung cấp.[/caption]

Phóng viên Báo điện tử Tầm Nhìn đã được Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Ban QLDA Giao thông) cung cấp thông tin về các thiệt hại đối với Dự án Cảng Bến Đình tại huyện đảo Lý Sơn.

Ông Đỗ Vũ Bảo – Phó Giám đốc BQLDA Giao thông cho biết, ngay sau khi bão tan đơn vị đã phối hợp cùng chính quyền huyện Lý Sơn và các đơn vị thi công kiểm tra, thống kê thiệt hại do bão số 9 gây ra đối với các công trình thuộc dự án Cảng Bến Đình.

[caption id="attachment_14401" align="aligncenter" width="685"]Hình ảnh phóng viên ghi nhận bề mặt bê tông trên cầu cảng bị nứt sau bão số 9 Hình ảnh phóng viên ghi nhận bề mặt bê tông trên cầu cảng bị nứt sau bão số 9[/caption]

Theo ông Đỗ Vũ Bảo, buổi kiểm tra có đại diện UBND huyện Lý Sơn - ông Đặng Tấn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

[caption id="attachment_14402" align="aligncenter" width="685"]Lớp bê tông bảo vệ tại vị trí điểm nối được trục lên để kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép chịu lực bên dưới. Lớp bê tông bảo vệ tại vị trí điểm nối được trục lên để kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép chịu lực bên dưới.[/caption]

Ngoài ra, đại diện các nhà thầu gồm có: Đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đơn vị thi công. Tuy nhiên biên bản buổi làm việc không ghi nhận sự có mặt của đơn vị bảo hiểm công trình. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng đã thống kê được những hư hỏng tại các công trình thuộc dự án Cảng Bến Đình.

Đối với nhà ga hành khách, có 166m2 cửa các loại bị tung, vỡ kính; 15 m2 lan can kính, 145m2 rèm cửa, 438 m2 trần thạch cao, 86 m2 tôn mái, 1000 m2 bả sơn bị bong tróc cùng nhiều thiết bị thông gió, chiếu sáng, an ninh phòng cháy cũng bị hư hỏng.

Về phần hạ tầng kỹ thuật, 122 m2 gạch bị bong tróc, toàn bộ cây xanh, thảm cỏ bị chết do nhiễm mặn.

Riêng đối với các công trình thủy, có khoảng 65 m2 gạch lát vỉa hè, bó vỉa cùng cát đắp vỉa hè bị cuốn trôi. Toàn bộ các khe phân đoạn bị hư hỏng, hơn 42m2 bê tông phủ mặt cầu dày khoảng 7,5 cm tại các phân đoạn cầu bị hư hỏng.

[caption id="attachment_14403" align="aligncenter" width="685"]Các công trình thuộc dự án Cảng Bến Đình xuất hiện nhiều hư hại sau bão số 9. Các công trình thuộc dự án Cảng Bến Đình xuất hiện nhiều hư hại sau bão số 9.[/caption]

Biên bản kiểm tra thể hiện ở toàn bộ công trình thì các kết cấu chịu lực của cả nhà ga hành khách cũng như cầu cảng đều không phát hiện có hư hỏng.

Ông Đỗ Vũ Bảo cũng cho biết thêm; “Ngoài các thiệt hại như trên, toàn bộ phần kết cấu chịu lực của công trình không phát hiện hư hỏng. Chúng tôi cho tháo dỡ lớp bê tông tại 4 vị trí bị nứt để kiểm tra bên dưới và không phát hiện các vết nứt, hư hại đối với kết cấu bê tông cốt thép”.

Lý giải cho việc nứt vỡ bê tông tại các vị trí phân đoạn, Ban QLDA cho biết, kết cấu chịu lực chính của mặt cảng là lớp bê tông cốt thép bản mặt cầu cảng, được chia làm nhiều đoạn, tại các đoạn này có khe co giãn kỹ thuật các phân đoạn.

Nguyên nhân lớp bê tông bảo vệ (không có thép) bị nứt tại vị trí khe co giãn mặt cầu cảng là do bị sóng biển liên tục đánh rất mạnh từ dưới gầm cầu lên và vỗ từ trên xuống trong khi mưa bão (lực tác dụng của sóng biển là rất lớn, làm dịch chuyển vị trí cả các khối Tetrapod chắn sóng nặng 3,5 tấn) nên tấm cao su bị bật lên, kéo theo kết cấu liên kết với ốc neo làm hư hỏng, gây nứt vỡ bê tông khe và lớp bê tông bảo vệ phủ mặt cầu (không có cốt thép) tiếp giáp với khe co giãn.

“Trước đó tại các điểm này trong quá trình giãn nở của kết cấu chịu lực, lớp bê tông này cũng đã có xuất hiện ren nứt. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình nên chủ đầu tư đã cho đơn vị thi công phủ thêm một lớp bê tông nhựa để tăng tính thẩm mỹ của công trình” – ông Đỗ Vũ Bảo nói.

Ông Đỗ Vũ Bảo cũng nêu quan điểm của Ban Quản lý dự án là hiện tại chỉ thống kê các thiệt hại, thu gom các vật tư bị rơi vỡ và chèn chống, gia cố, bịt các cửa nhà ga hành khách để chống gió bão gây thêm thiệt hại.

Hiện tại, chủ đầu tư chưa cho tiến hành sửa chữa, khắc phục vì khả năng sẽ còn có nhiều cơn bão trong những tháng tới tiếp tục ảnh hưởng. Đến khi thời tiết thuận lợi, Ban sẽ cho thi công, khắc phục sau.

Quan điểm khi khắc phục là sẽ ưu tiên tính chắc chắn để hạn chế việc hư hại do gió lớn về sau, như loại bỏ bớt các mảng trang trí không cần thiết và một số cửa kính sẽ được thay bằng loại vật liệu vững hơn. Các đơn vị bảo hiểm công trình cũng sẽ đồng hành cùng tham gia khắc phục hậu quả theo hợp đồng bảo hiểm đã ký.

Công trình Cảng Bến Đình có tổng vốn đầu tư gần 260 tỷ đồng, được thiết kế bởi Công ty TNHH Đại học Xây dựngCông ty TNHH MTV Tư vấn & Xây dựng Thiên Hoàng. Nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng công trình thủy Hà Nội và Công ty Cổ phần Xây dựng Lực Việt.

Quá trình thi công, được giám sát bởi liên danh Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng MDACông ty CP Tư vấn xây dựng và đầu tư Quảng Ngãi.

Nguyên Khoa

Coi nguyên bài viết ở : Chủ đầu tư thông tin về Cảng Bến Đình tại Lý Sơn hư hại sau bảo số 9

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d