Chuyển đến nội dung chính

Hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn

Ngày 30.9, Bộ VHTTDLQuyết định số 2729/QĐ- BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền tứ linh (xã An Hải, An Vĩnh), một lễ hội truyền thống độc đáo của cư dân huyện đảo Lý Sơn.

[caption id="attachment_14343" align="aligncenter" width="888"]Nô nức Hội đua thuyền tứ linh. Nô nức Hội đua thuyền tứ linh.[/caption]

Lý Sơn có lệ cổ truyền

Hằng năm tết đến đua thuyền vui xuân.

Câu ca dao trên nhắc đến một tục lệ cổ truyền đến nay vẫn còn tồn tại trên huyện đảo Lý Sơn, đó là Hội đua thuyền tứ linh vào dịp đầu xuân. Đây lễ hội lớn nhất trong năm, thu hút sự tham gia của người dân vùng đất đảo. Lễ hội bắt đầu vào ngày mùng 4, sau lễ hóa vàng và kết thúc vào ngày khai hạ, mùng 7 tết.

Lý Sơn trước đây có 2 xã là An Vĩnh và An Hải. Hội đua thuyền diễn ra riêng tại mỗi xã gần như đồng thời. Sở dĩ gọi là “đua thuyền tứ linh” vì trong cuộc đua có sự tham gia tranh tài của 4 con thuyền, mỗi thuyền mang tên một con vật trong bộ tứ linh, đó là: Long, Ly (Lân), Quy, Phụng (Phượng).

Thuyền đua làm bằng mê tre, dài khoảng 8 mét, lòng thuyền chỗ rộng nhất chừng 1,5 mét, có dáng thon và nhẹ để khi đua có thể lướt nhanh về phía trước. Đầu và đuôi thuyền người ta trang trí hình các con vật rồng, lân, rùa, phượng, theo kiểu chạm khắc trên gỗ rồi ghép vào thuyền. Gỗ dùng chạm khắc là loại gỗ cây bợp, có đặc điểm nhẹ và không bị mối mọt làm hỏng.

Bàn tay của những người thợ tài hoa trên quê đảo chạm khắc hết sức sinh động, làm cho người xem nhìn con thuyền khi đang đua có cảm giác như những con vật trong tứ linh đang lướt nhanh trên sóng biển.

[caption id="attachment_14344" align="aligncenter" width="960"]Vẽ hình trên thân thuyền Vẽ hình trên thân thuyền[/caption]

Ở xã An Hải, thuyền đua là của xóm. Xóm Đông có thuyền Long, xóm Tây có thuyền Phụng, xóm Trung Yên có thuyền Quy, xóm Trung Hòa có thuyền Ly. Ở xã An Vĩnh, thuyền đua thuộc các lân: Lân An Hòa có thuyền Long, lân Vĩnh Hòa có thuyền Ly, lân Vĩnh Lợi có thuyền Quy, lân Tân Thành có thuyền Phụng. Mỗi thuyền đua đều được cất giữ tại một nơi gọi là xưởng thuyền, nằm ngay phía sau các dinh, miếu của xóm hoặc của lân.

Từ giữa tháng chạp người ta bắt đầu sửa chữa, trang trí các thuyền đua. Để chuẩn bị cho hội đua thuyền, các xóm, lân tuyển chọn những chàng trai mạnh khỏe, giỏi nghề biển, kết hợp với những trung niên giàu kinh nghiệm để thành lập đội đua.

Mỗi đội đua thường có 15 người, đều là nam giới, trong đó có 1 tổng lái, 1 tổng thương, 1 tổng mũi, và 12 tay chèo. Tổng mũi là người chỉ huy, ngồi ở đầu thuyền; tổng thương ở giữa lo tác nước; tổng lái chiếm vị trí đuôi thuyền, là tay chèo lão luyện, vừa dùng mái chèo giữ thăng bằng cho con thuyền khi lướt nhanh về phía trước, vừa ra những động tác mạnh mẽ, khéo léo lái con thuyền đua ở những điểm quay đầu.

Buổi sáng ngày mùng 4 Tết người ta làm lễ tại miếu để xin phép thần linh cho hạ thủy. Vật dâng cúng trong lễ hạ thuỷ gồm rượu, trầu, nhang, đèn, vàng mã (kim ngân, hương, đăng, phù lang, tửu) và một lóng mía, một quả dừa.

[caption id="attachment_14345" align="aligncenter" width="536"]Hạ thủy thuyền đua. Hạ thủy thuyền đua.[/caption]

Hội đua thuyền Lý Sơn diễn ra theo từng làng, với 4 thuyền đua tranh trong 4 ngày, mỗi ngày một cuộc. Đường đua gồm 4 vòng (8 dạo), tổng chiều dài khoảng 2,5 hải lý.

Các thuyền được đổi đường đua mỗi ngày và được xếp thứ hạng (nhất, nhì, ba, tư) theo ngày đó. Đến ngày cuối (mùng 7), người ta cộng lấy kết quả của 4 cuộc đua để xét giải chung cuộc.

Trước khi hội đua diễn ra, dân làng từ già đến trẻ đều tập trung về đình làng để tham dự buổi lễ tế thần linh, tiền hiền, hậu hiền phía trong đình. Tiếp đến là cuộc lễ xin được mở đầu cuộc đua phía ngoài bến.

Phần nghi lễ kết thúc, thuyền đua về vị trí hoa tiêu chờ xuất phát. Thời điểm xuất phát sớm muộn, gia giảm tuỳ theo con nước, nhưng nằm trong khung giờ ngọ (từ 11h30 đến 13h30). Xã An Hải thường bắt đầu cuộc đua sớm hơn xã An Vĩnh.

Thuyền đua vào vị trí sẵn sàng. Trống lệnh nổi lên, một hồi 3 tiếng. Vừa dứt tiếng trống thứ 3, bốn con thuyền đồng loạt xé nước lao đi trong tiếng trống liên hồi giục giã, tiếng reo hò của hàng ngàn người xem làm vang động cả một vùng không gian biển đảo. Cứ như thế, hội đua thuyền mừng Xuân diễn ra suốt 4 ngày, 4 cuộc, từ mùng bốn đến ngày mùng bảy tháng giêng, theo định lệ từ lâu đời. Vào ngày cuối các lân, xóm làm lễ tạ thần linh, đồng thời khoản đãi các tay đua trong không khí vui tươi, thắm tình làng nghĩa xóm.

Nói về lịch đua thuyền trên đất đảo, người Lý Sơn còn thuộc lòng câu ca:

Mùng Bốn có hội đua ghe

Cho đến mùng Bảy bắt phe dồi bòng.

Dồi bòng cũng là một trò chơi dân gian ở Lý Sơn, diễn ra vào mùng 7 tết.

Những năm gần đây, để tăng thêm tính hấp dẫn, các vị bô lão thống nhất tổ chức thêm cuộc đua toàn huyện diễn ra vào chiều ngày 8 âm lịch. Cuộc đua cũng có 8 đội tham gia, mỗi xã 4 đội, nhưng chỉ gồm 2 vòng. Vòng đầu, 8 đội đua để chọn ra 4 đội vào vòng sau tranh chức quán quân.

[caption id="attachment_14346" align="aligncenter" width="960"]Trên đường đua. Trên đường đua.[/caption]

Ý nghĩa sâu xa của hội đua thuyền là để tỏ lòng cảm tạ các vị thần linh phù hộ cho dân làng có được cuộc sống bình an, khương thới; làm nông, làm biển được mùa, tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn, xây dựng cuộc sống lâu dài trên quê đảo, tưởng nhớ quan quân và binh phu các đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Đây cũng là dịp để người dân rèn luyện sức khỏe, thi thố tài năng điều khiển ghe thuyền.

Theo quan niệm dân gian, mỗi con thuyền về trước trong cuộc đua ngày tết mang một điềm báo năm mới cho cả cộng đồng:

Long (con rồng) là biểu tượng của sự thịnh đạt, cao quý, tiềm ẩn sức sống vĩnh hằng. Năm nào thuyền rồng về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo được mùa nghề nông.

Ly (con lân) tượng trưng cho sự thái bình phúc lộc, may mắn. Năm nào thuyền lân về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo được mùa nghề biển.

Quy (con rùa) tượng trưng cho sự trường tồn, hạnh phúc, phát triển. Năm nào thuyền quy về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo làng xóm ổn định, yên lành.

Phượng tượng trưng cho cuộc sống thái bình, nhân phẩm cao quý Năm nào thuyền phụng về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo làng xóm có nhiều niềm vui.

Dựa vào tên con thuyền về nhất trong hội đua, các bô lão bàn bạc, dự báo về công việc làm ăn và đời sống bà con trên đảo trong cả năm.

Lễ hội đua thuyền đầu xuân trên đảo Lý Sơn là sinh hoạt văn hóa truyền thống, gắn kết cả về phần lễ với phần hội, lôi cuốn đông đảo người dân địa phương du khách, tạo nên không khí phấn khởi, vui tươi trên đất đảo mỗi dịp Tết đến, xuân về.

[caption id="attachment_14347" align="aligncenter" width="960"]Quyết định số 2729/QĐ- BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền tứ linh huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Quyết định số 2729/QĐ- BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền tứ linh huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).[/caption]

Hồng Khánh

Tham khảo bài viết gốc ở : Hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d