Chuyển đến nội dung chính

Phát triển du lịch đảo Lý Sơn bằng truyền miệng điện tử

Đó là nội dung cốt lõi của đề tài “Ứng dụng mô hình SEM để đánh giá tác động của truyền miệng điện tử (EWOM) đến nhận biết thương hiệu điểm đến: Trường hợp đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” do sinh viên Nguyễn Văn Chính, lớp CQK18, Trường Đại học Phạm Văn Đồng thực hiện.

Sinh viên Nguyễn Văn Chính thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Hoàng Ngân.

Đề tài này đã đoạt giải Ba trong Cuộc thi “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” do Hội Sinh viên Việt Nam và Học viện Tài chính tổ chức.

Tính ứng dụng cao

Trong thời điểm nghỉ phòng dịch Covid-19, được sự gợi ý của giảng viên Nguyễn Hoàng Ngân - Khoa Kinh tế (Trường Đại học Phạm Văn Đồng), em Nguyễn Văn Chính đã bắt tay nghiên cứu đề tài “Ứng dụng mô hình SEM để đánh giá tác động của EWOM đến nhận biết thương hiệu điểm đến: Trường hợp đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, ứng dụng được lý thuyết, mô hình của kinh tế lượng vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra.

Nguyễn Văn Chính chia sẻ: Với sự phát triển của khoa học công nghệ, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng Internet để đánh giá hay tìm kiếm thông tin về một điểm đến đã trở nên phổ biến. Hầu hết mọi người sử dụng các trang mạng xã hội, các website về du lịch để tìm kiếm đánh giá về trải nghiệm của khách du lịch trước đó, từ đó mới ra quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Vì thế, nghiên cứu về tác động của EWOM đến nhận biết thương hiệu điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến tại Lý Sơn là hết sức cần thiết.

Thành quả của đam mê

Theo giảng viên Nguyễn Hoàng Ngân, đề tài này không dừng lại ở mức độ nhận biết bình thường của thống kê học như bao nhiêu đồng ý hay không đồng ý về thương hiệu, mà đi sâu vào góc độ nhận biết thương hiệu bằng con số theo lý thuyết kinh tế lượng. Những phản ánh tích cực sẽ tạo nên những hình ảnh rõ nét về thương hiệu du lịch, tác động của truyền miệng điện tử sẽ tạo nên điểm tích cực để đưa ra giải pháp xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch Lý Sơn ngày một vươn xa.

"Chính là một sinh viên thông minh, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, nhưng khó khăn của em là lần đầu tiếp xúc nghiên cứu, rào cản về ngoại ngữ để đọc tài liệu tiếng Anh. Cô trò phải cùng nhau tìm đọc, dịch thuật tài liệu nước ngoài để hoàn thành đề tài của mình", cô Hoàng Ngân cho biết thêm.

Thời gian thực hiện đề tài chỉ vỏn vẹn 3 tháng, nhưng với tinh thần làm việc nghiêm túc của cả hai cô trò cùng với đề tài mang tính ứng dụng cao đã đem lại kết quả đáng mừng. Mong muốn lớn nhất của cả hai cô trò đó là tiếp tục phát triển đề tài có thể ứng dụng trong thực tế. Cụ thể là nâng cao hình ảnh thương hiệu đảo Lý Sơn, góp phần quảng bá hình ảnh và ngành du lịch quê hương đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Duy Hùng

Coi thêm tại : Phát triển du lịch đảo Lý Sơn bằng truyền miệng điện tử

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d