Chuyển đến nội dung chính

Bến cảng Sa Kỳ kín khách làm thủ tục thăm đảo Lý Sơn

Hàng nghìn du khách xếp hàng đo thân nhiệt, lấy lời khai y tế ở bến cảng Sa Kỳ trước khi lên tàu cao tốc vượt biển ra tham quan huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) dịp lễ 30/4-1/5.

Nhiều du khách đi ôtô đến gửi ở bến cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm thủ tục ra tham quan huyện đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4-1/5.

Sau gần một tháng tạm đóng cửa phòng chống dịch Covid-19, Quảng Ngãi mở cửa trở lại các địa điểm danh lam thắng cảnh để đón khách du lịch nội địa, trong đó cho phép huyện đảo Lý Sơn đón khách vào dịp lễ.

Ngày 1/5, du khách chen chúc mua vé tàu cao tốc ở bến cảng Sa Kỳ ra tham quan huyện đảo Lý Sơn. "Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lần đầu tiên tôi cùng gia đình đến tham quan huyện đảo Lý Sơn đúng dịp lễ 45 năm thống nhất đất nước. Dù cơ quan chức năng bắt buộc đo thân nhiệt, lấy lời khai y tế nhưng tôi cảm thấy chuyến đi này thoải mái bên gia đình vui vẻ, hạnh phúc", chị Trần Thị Anh (ngụ Hà Nội) chia sẻ.

Bến cảng Sa Kỳ trở nên quá tải dịp lễ. Thống kê của Ban quản lý Cảng Sa Kỳ, từ chiều 29/4 đến nay, khoảng 3.000 du khách đã mua vé lên tàu cao tốc ra tham quan huyện đảo Lý Sơn.

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ đo thân nhiệt cho hành khách.

Mỗi du khách phải thực hiện lấy lời khai y tế phòng chống dịch Covid-19 trước khi lên tàu. Trao đổi với Zing, trung úy Trần Ngọc Long, Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, cho biết từ chiều 29/4, cảng đón hàng nghìn du khách ra tham quan huyện đảo Lý Sơn trở lại. Đơn vị huy động 7 cán bộ, chiến sĩ tập trung đo thân nhiệt, lấy lời khai y tế và kiểm tra thông tin tất cả du khách", trung úy Long nói.

Theo ông Long, dù công việc giám sát y tế du khách vất vả nhưng tập thể cán bộ, chiến sĩ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ cảm thấy vui vì ngành du lịch Quảng Ngãi khởi sắc trở lại sau thời gian dài tạm đóng cửa phòng chống dịch Covid-19.

Nhiều gia đình bịt kín khẩu trang kên tàu ra tham quan đảo Lý Sơn. "Sau nhiều tháng quanh quẩn ở nhà phòng chống dịch Covid-19, gia đình tôi quyết định đến đảo Lý Sơn vui chơi dịp lễ trước khi các con đến trường học tập trở lại trong vài ngày tới", chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ Đà Nẵng) nói.

Trước tình hình du khách tăng đột biến, Ban quan lý cảng Sa Kỳ điều động mỗi ngày 10 tàu cao tốc (mỗi tàu chở 150 khách) ra, vào huyện đảo Lý Sơn. Ông Võ Hồng Danh, chủ tàu siêu tốc Hòa Bình, cho hay sau thời gian dài neo tàu "nằm bờ" phòng chống dịch Covid-19, giờ đây phương tiện được phép hoạt động trở lại nên ai cũng mừng vui, phấn khởi. "Từ chiều 29/4 đến nay, tàu của tôi chở gần 500 du khách ra đảo Lý Sơn góp phần cải thiện thu nhập đáng kể cho gia đình và các thuyền viên", ông Danh cho hay.

Minh Hoàng

Quý du khách có thể đặt vé tàu trực tuyến Sa Kỳ đi Lý Sơn tại đây. Nhận vé trực tiếp từ nhân viên bán vé Tàu, thanh toán bằng hình thức trực tiếp hoặc chuyển khoản Online. Tiện lợi - nhanh chóng - có vé liền.

Coi thêm tại : Bến cảng Sa Kỳ kín khách làm thủ tục thăm đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d