Chuyển đến nội dung chính

Sôi động phiên chợ tỏi trên đảo Lý Sơn

Mỗi một phiên chợ đều có những đặc trưng riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng miền. Phiên chợ hành, tỏi ở Lý Sơn cũng là nơi lý thú để du khách ghé đến, khám phá, trải nghiệm cuộc sống người dân trên đảo.

Tỏi, hành có thể mua ở rất nhiều nơi trên đảo nhưng đến khu vực chợ ở thôn Đông, xã An Vĩnh (đảo Lớn), người dân và du khách dễ dàng tìm mua được những sản phẩm tỏi, hành được bán sỉ, lẻ với giá cả phải chăng và chất lượng thì “không thể chê vào đâu được”. Từ lâu, nơi đây đã có tên gọi là chợ hành, tỏi. Phiên chợ thường họp vào buổi sáng sớm, từ lúc gà gáy.

Khi hỏi chợ tỏi, hành này có từ bao giờ, chẳng ai nói chính xác thời gian. Những tiểu thương chỉ cho biết chợ hành, tỏi hình thành xuất phát từ nhu cầu của thị trường về mặt hàng này để cung cấp cho các nơi trong đất liền.

Mùa nào thức ấy, cứ độ sau Tết như hiện nay là mùa của cây tỏi. Vào vụ tỏi, phủ khắp nơi huyện đảo Lý Sơn và chợ hành, tỏi là một màu trắng của đặc sản đất đảo.

Khi nhiều nơi còn chìm đắm trong cơn ngủ say, khu vực chợ này đã rộn ràng việc mua bán. Những chiếc xe chở tỏi tấp nập ra vào, còi xe inh ỏi xin lối đi. Hàng chục người phụ nữ với giọng nói rặc ri đất đảo chân chất, vồn vã mời khách. Từ chỗ yên ắng, tĩnh mịch, không gian dần trở nên sôi động khi bình minh ló dạng.

Cảnh buôn bán sôi động, nhộn nhịp ở chợ hành, tỏi nằm ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn.

Cứ vị trí nào thuận lợi cho thương lái thoải mái lựa chọn, trả giá thì người dân đặt các bao tỏi xuống để bán. Hàng trăm bao tỏi trải dài, bày biện bán quanh chợ, nhiều nhất là ở dọc đường nằm sát chợ.

Điều đặc biệt ở chợ hành, tỏi đa phần tiểu thương là người dân trồng tỏi chính gốc trên đất đảo. Ai cũng đều mong hàng hóa của mình kịp chuyến tàu sớm nhất trong ngày, chở đến buổi họp chợ trong đất liền nên chợ tỏi ở đảo phải bắt đầu từ lúc gà gáy.

Lọ mọ với chiếc đèn pin nhỏ đeo cẩn thận trên đầu, nhẹ tay nâng niu nắm củ tỏi tươi trong tay vừa hốt trong bao ra, bà Dương Thị Dung, 60 tuổi, người ở thôn Đông, xã An Vĩnh hớn hở khoe, niên vụ này tỏi sinh trưởng và phát triển tốt, thời tiết thuận lợi nên tỏi cho năng suất khá cao. Củ tỏi đều. Lượng tinh dầu cao, cay nồng. Củ tỏi tươi, chỉ cần bóc vỏ, ấn nhẹ móng tay đã thấy mọng nước.

Ngôi nhà bà Dung ở sát chợ. Cảnh buôn bán ồn ào, nhộn nhịp vào mỗi sáng sớm ở trước nhà không phải là phiền phức mà cứ hôm nào thấy ít người, vắng tanh lại càng thêm lo lắng hơn. Thấm thoắt cũng hàng chục năm ròng rã, gia đình bà và nhiều người thân theo nghề, bất kể nắng mưa. Công việc vất vả nhưng dậy sớm đã là thói quen.

Tỏi bán có đủ loại. Tỏi khô nhiều tép, tỏi cô đơn một tép, ngồng tỏi và cả củ hành dự trữ từ mùa trước. Và dĩ nhiên, vào mùa tỏi thì không thiếu loại tỏi tươi vừa thu hoạch chiều hôm trước đến hôm sau đã bán liền.

Vụ tỏi đông xuân năm nay được mùa, giá cả ổn định, tỏi tươi chưa phơi khô đều giữ mức trung bình, ổn định, dao động từ 40.000- 45.000 đồng/1kg. Người mua trầm trồ, người bán hớn hở, mọi người phấn khởi, cười nói rôm rả, xua đi những mệt nhọc lao động vào sáng sớm.

Tỏi tươi của người dân vừa thu hoạch xong bày bán tại chợ.

Trong những năm gần đây, ngoài thương lái là những “mối ruột” thì phiên chợ còn thu hút rất nhiều người là khách mới, lạ tìm đến đảo để mua hàng. Họ là du khách nghe tiếng tăm của chợ tìm đến để mua quà về biếu. Họ là những người kinh doanh tỏi, hành trên mạng…

Chị Võ Phương Thảo, nhà ở phường Trương Quang Trọng, TP.Quảng Ngãi chia sẻ: “Vụ tỏi năm nay, tôi mua hơn cả tấn tỏi để vận chuyển vào đất liền để bán sỉ, lẻ cho khách. Mặc dù có người thân ngoài này nhưng cứ đến vụ tỏi hay vụ hành là muốn ghé đến ngôi chợ này. Vừa muốn trực tiếp xem giá cả ở chợ như thế nào, chọn mua những loại tốt nhất mà mình ưng ý, vừa để cảm nhận cảnh buôn bán tấp nập lúc sáng sớm ở chợ”.

Chợ hành, tỏi chật kín lối đi vào buổi sáng sớm.

Phiên chợ tỏi sôi động đến khi người dân trên đảo bắt đầu công việc thường ngày vào lúc 7h00 sáng thì kết thúc. Kết thúc phiên chợ, tỏi được đóng bao cẩn thận, chuyển đến bến cảng Lý Sơn đưa vào đất liền tiêu thụ.

Người ít thì kiếm vài trăm nghìn mỗi ngày. Hôm nào “trúng mánh” cũng kiếm được vài triệu đồng. Chợ tỏi buôn bán nhộn nhịp, người dân có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

Từ 5 đến 20 ngày sau khi tỏi được thu hoạch, phiên chợ tỏi đông vui, sôi động nhất. Bao đời nay, chợ hành, tỏi ở thôn Đông, xã An Vĩnh không chỉ tạo điều kiện để người dân giao thương hàng hóa, cải thiện thu nhập, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của người dân biển đảo, giới thiệu đặc sản, nét đẹp văn hóa đặc trưng của cư dân đảo Lý Sơn.

Bài, ảnh: T.Hậu- Đ.Tươi

Coi bài nguyên văn tại : Sôi động phiên chợ tỏi trên đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d