Chuyển đến nội dung chính

Mùa “vàng trắng” trên đảo Lý Sơn

Đầu tháng 3, khi nắng ươm vàng rực rỡ trên khắp dải đất miền Trung, đấy cũng là lúc tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào mùa thu hoạch.

Sau hơn 5 tháng gieo trồng, thời điểm này, nông dân huyện đảo Lý Sơn đang vào mùa thu hoạch tỏi Đông xuân 2019 - 2020.

Mùa trồng tỏi ở Lý Sơn bắt đầu từ tháng 9 năm trước, kéo dài khoảng 5-6 tháng, thu hoạch từ tháng 2-3 năm sau, tỏi là loại nông sản chính được người dân Lý Sơn ví von như “vàng trắng” vì giá trị kinh tế mang lại cao.

Người dân Lý Sơn từ già tới trẻ đều tranh thủ đi thu hoạch tỏi.

Với đặc thù điều kiện đất đai trên đảo, đặc biệt đất trồng tỏi được kết hợp bởi đất núi lửa và cát biển lẫn san hô, tỏi Lý Sơn cũng mang đặc điểm riêng biệt mà nhiều nơi khác không có được.

Tỏi cô đơn Lý Sơn có giá trị cao hơn gấp nhiều lần tỏi thường

Vụ tỏi Đông Xuân năm nay, toàn huyện Lý Sơn gieo trồng trên 320 hecta. Theo một số người dân trên đảo, năm nay do thời tiết thuận lợi và chăm sóc tốt nên năng suất dự kiến đạt khoảng 85 tạ/hecta, tổng sản lượng ước đạt hơn 2.400 tấn, tăng gần gấp đôi so với niên vụ trước.

Những bó tỏi được chất lên xe để chở về.

Chị Lý Thiện, trú xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Vụ tỏi năm nay gia đình đầu tư gần 100 triệu đồng để sản xuất 5 sào tỏi, thời tiết thuận lợi nên tỏi năm nay rất được mùa, gia đình thu được khoảng 2 tấn tỏi tươi”.

Bình quân mỗi sào tỏi cho thu hoạch từ 400 - 500 kg tỏi tươi, giá 1kg tỏi tươi bán ra trong những ngày qua dao động trong khoảng từ 40 - 45 nghìn đồng/kg.

Vào mùa thu hoạch, nhiều gia đình cũng tạo việc làm thời vụ cho những không canh tác, những người nhặt tỏi thuê cũng được trả 200.000 - 250.000 đồng/ngày lao động.

Người trồng tỏi ở Lý Sơn vui mừng, phấn khởi vì sản lượng tỏi vụ Đông Xuân 2019 - 2020 đạt năng suất cao hơn những mùa vụ trước.

Những đứa trẻ tận dụng thời gian nghỉ dịch Corona (Covid-19), ra đồng phụ giúp cha mẹ thu hoạch tỏi.

Từ sân nhà, đường bê tông liên xã đều được người dân tận dụng diện tích để phơi tỏi.

Mô hình tỏi sạch hữu cơ được trồng xen với hoa và các loại cây gia vị.

Tỏi là cây trồng chủ lực của nông dân trên đảo Lý Sơn, nhưng hiện nay đầu ra cho nông sản này chưa ổn định, đa số người dân tự tìm đầu ra nên giá cả vẫn còn bấp bênh. Để giúp bà con nông dân, bên cạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tỏi, huyện Lý Sơn đang xây dựng đề án, triển khai liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trong thời gian sắp tới.

Chợ tỏi ở Lý Sơn bắt đầu từ tờ mờ sáng.

Mai Phương

Coi nguyên bài viết ở : Mùa “vàng trắng” trên đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d