Chuyển đến nội dung chính

Tienphong Marathon 2020: Thử thách với cung đường biển Lý Sơn

Các vận động viên chạy giải Tienphong Marathon 2020 tại Lý Sơn sẽ có những trải nghiệm thật sự khi chạy trên cung đường tuyệt đẹp ven biển Lý Sơn: Chạy dưới ‘rừng’ 3.000 lá cờ đỏ sao vàng phủ khắp đường chạy, được thả mình trong cảnh đẹp đặc thù với những hàng dừa nối liền những hàng thông tuyệt đẹp của đình làng An Hải, những ruộng tỏi trứ danh và phải đối mặt với những thử thách không nhỏ trước gió, dốc và nắng biển.

Những dấu ấn khó phai

Ngày 22/3/2020, giải đấu đỉnh cao có tuổi đời lâu nhất trong làng thể thao Việt Nam (61 năm tổ chức) sẽ chính thức diễn ra tại Lý Sơn (Quảng Ngãi). “Đường chạy của Tiền Phong Marathon có gì hấp dẫn, có thách thức nào cần vượt qua?” là câu hỏi của không ít vận động viên.

Trước tiên, phải khẳng định: Các runner sẽ được khám phá một Lý Sơn rất khác khi toàn bộ cung đường chạy được phủ rợp bóng của 3.000 lá cờ do ban tổ chức và các doanh nghiệp đóng góp để tặng ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi bám biển. "Những bước chân vì biển đảo" sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ và khó có thể gặp lại trong đời đối với các vận động viên tham dự Giải vô địch quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong (Tiền Phong Marathon) năm nay ở Lý Sơn.

Còn dưới góc độ trải nghiệm, các vận động viên sẽ được khám phá những góc nhìn khác của Lý Sơn khi chạy bộ qua những di sản địa chất tuyệt đẹp cũng như các di chỉ, địa danh tham quan du lịch nức tiếng như Hang Câu, Đình làng An Hải, Dinh Tam Tòa, Nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, đèn đá cạn cảng Lý Sơn, mộ lính Hoàng Sa và thắng cảnh Cổng Tò Vò trứ danh. Hành trình chinh phục Lý Sơn cũng giúp các runner chứng kiến tận mắt nghề trồng hành, tỏi nức tiếng trong và ngoài nước của người dân nơi đây.

Những khung hình tuyệt đẹp khi chạy qua các cánh đồng tỏi, hành xanh rì mướt mắt, những cung đường in bóng hàng dừa, hàng thông trước Đình làng An Hải hay khu neo đậu tàu thuyền với những bức họa đa dạng màu sắc gần cổng tò vò và những bức hình "sống ảo" lung linh tại Hang Câu… sẽ là phần thưởng vô giá cho các vận động viên sau khi kết thúc hành trình chinh phục Tiền Phong Marathon.

Vậy còn thử thách là gì? Dốc, nắng và gió là 3 thử thách cần vượt qua.

Với dốc: Đường chạy Lý Sơn tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, với đặc thù là một hòn đảo được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa từ hàng triệu năm tới hàng ngàn năm trước nên cung đường chạy của cự ly Full Marathon hay Half Marathon cũng có những đoạn khá dốc thử thách các runner. Với cự ly 21,1km các VĐV sẽ phải vượt qua 4 con dốc lên và cũng là 3 lần xuống dốc. Với cự ly 42,195km, các VĐV sẽ đối mặt với 8 lần leo dốc và 8 lần đổ dốc (lặp cung 211,km).

Con dốc đầu tiên mà các runner sẽ phải đối mặt chính là dốc Đảo Ngọc (đỉnh dốc là Khách sạn Đảo ngọc Lý Sơn) nằm cách vạch xuất phát khoảng 7km. Đoạn dốc dài khoảng 200m, độ dốc 5% khiến không ít VĐV sẽ phải chậm bước. Sau khi đổ dốc gần 300m, các VĐV sẽ rẽ phải đi vào con đường nhỏ và đối mặt với con dốc thoai thoải kéo dài khoảng 500m khi đi qua khách sạn Mường Thanh. Với độ dốc 2%, con dốc này sẽ giúp các VĐV bù lại kha khá thời gian khi đổ dốc để tiếp tục rẽ vào cung đường ven biển dẫn ra cầu tàu Lý Sơn trước khi khép vòng quanh đường dẫn qua Cổng Tò Vò. Dốc nhẹ cầu biển ở âu tàu sẽ là thử thách thứ ba trước khi các vận động viên quay trở lại đối mặt dốc Đảo Ngọc để về vạch đích.

Về Nắng: Tháng 3 là thời điểm tương đối “mát mẻ” với các vận động viên ở khu vực phía Nam khi nhiệt độ ở mức quanh 25 đến 29 độ C và hơi nóng với VĐV ở khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, với những chân chạy có thành tích dưới 4h, nắng không phải là thử thách quá lớn. Với thời gian xuất phát của cự ly FM, sau 7h30, những ánh nắng gắt mới bắt đầu gây khó chịu. Đỉnh điểm nắng nóng trong khoảng sau 9 giờ sáng sẽ là thử thách không nhỏ đối với các runner có target sub5 đến sub6, nhất là khi những bước chân đã bắt đầu ngấm mỏi. Để hỗ trợ các VĐV tránh nóng, xua đi mỏi mệt, những dãy ô che nắng, các điểm tiếp nước và những thùng nước đá với mút xốp hạ nhiệt sẽ được ban tổ chức bố trí khá dày trên đường chạy.

Về gió: Thử thách gió ngược và gió tạt ngang khi qua khu vực Đình làng An Hải, dốc ngược Đảo Ngọc, cảng tàu Lý Sơn và điểm quay đầu qua cổng tò vò để lên dốc về vạch đích sẽ là những thử thách lớn với những runner muốn tìm kiếm PR (thành tích cá nhân) tại Lý Sơn. Dọc đường chạy, đoạn qua Nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và khách sạn Mường Thanh, những luồng gió quẩn sẽ là “sự khó chịu nhẹ” với những vận động viên chạy cự ly 42,195km.

Mỗi hành trình chinh phục nào cũng đều có những thử thách riêng. Các bạn hãy yên tâm, những đội cổ vũ cũng như những điểm chụp ảnh tuyệt đẹp cũng như các điểm tiếp nước, điểm trú nắng, hỗ trợ y tế mà ban tổ chức dày công chuẩn bị sẽ là những món quà xua tan mọi mệt mỏi cho các runner khi chinh phục cung đường chạy Lý Sơn.

Box: Năm 2020, ở lần tổ chức thứ 61, Tiền Phong Marathon được tổ chức tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 22/3 với 4 cự ly thi đấu: 5km, 10km, 21km và 42km cho VĐV chuyên nghiệp và 3 cự ly 10km, 21km, 42km cho VĐV phong trào. Đây là lần đầu tiên một giải marathon vô địch quốc gia được tổ chức trên một hòn đảo.

Dưới đây là một số hình ảnh các VĐV tập luyện tại Lý Sơn:

Thanh Thúy

Coi thêm tại : Tienphong Marathon 2020: Thử thách với cung đường biển Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d