Chuyển đến nội dung chính

Làng chả cá Lý Sơn “chạy đua” với Tết

Làng chả cá Lý Sơn, Quảng Ngãi đang trong những ngày hối hả, bận rộn suốt ngày đêm “chạy đua” với Tết.
Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với các đặc sản hành, tỏi, mà còn hấp dẫn du khách với nhiều loại hải sản tươi ngon được đánh bắt từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, chả cá Lý Sơn từ lâu được người dân khắp nơi ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng. Những ngày này, làng chả cá Lý Sơn bận rộn suốt ngày đêm.

Cá đỏ chế biến chả cá được đánh bắt từ ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.

Tờ mờ sáng, cảng cá Lý Sơn chộn rộn không khí mua bán. Trong nhiều loại hải sản tươi rói vừa được các tàu đánh bắt về từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, cá đỏ củ được các tiểu thương chọn lựa riêng để bán cho các cơ sở sản xuất chả cá trên đảo.

Ông Lê Khuân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết: “Sáng nào cũng dậy từ 3 giờ để tranh thủ mua được cá tươi ngon. Mua cá tươi thì về làm ra chả cá mới ngon”.

Cá đỏ tươi ngon vừa đánh bắt đưa lên bờ được thu gom chế biến chả cá.

Những mẻ cá đỏ tươi rói sau khi mua gom được đưa ngay về làng chả cá An Vĩnh. Tại đây, các mẹ các chị lóc lấy phần thịt, nguyên liệu chính để làm chả. Bà Lê Thị Hà, người làm chả cá ở xã An Vĩnh cho hay: Các phần còn lại như da, xương, đầu cá… gom lại đem bán cho các chủ lồng bè nuôi hải sản.

“Xay ra rồi bỏ vào máy nhồi. Lúc trước thì nhồi tay, giờ có máy đỡ vất vả hơn. Sau đó cho thêm gia vị vào. Tùy theo khách thích ít gia vị thì mình bỏ ít, nhiều thì bỏ nhiều hơn”, bà Hà nói.

Nhiều lò chả ở Lý Sơn phải thuê thêm nhân công những ngày giáp Tết.

Chị Nguyễn Thị Huyền, du khách đến từ Hà Nội cho rằng, chả cá Lý Sơn rất hấp dẫn bởi vị tươi ngon và thơm lừng mùi đặc trưng của tỏi Lý Sơn.

Những ngày giáp Tết, các lò chả cá ở Lý Sơn hoạt động suốt ngày đêm để cung ứng cho bạn hàng. Mỗi ngày, hàng trăm ký chả cá đỏ Lý Sơn vừa ra lò được đưa đi các nơi tiêu thụ.

Ông Trần Đại Hên, ở xã An Vĩnh cho biết, để đủ số lượng theo đơn đặt hàng, các chủ lò phải thuê thêm nhân công. “Đây chủ yếu phụ làm chả Tết thôi, bình thường những tháng khác thì tôi đi làm việc khác. Tùy theo ngày, mỗi ngày từ 100.000 – 300.000 đồng”, ông Hên cho hay.

Chả cá Lý Sơn được chế biến nhiều món ăn hấp dẫn.

Chả cá Lý Sơn ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Đây là món ăn hấp dẫn trong dịp Tết. Huyện Lý Sơn đã xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ 2 đặc sản của địa phương là chả cá và nước mắm.

Ông Trần Đại Biển, chủ cơ sở sản xuất chả cá Hà Nhân, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhiều hộ dân chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu chả cá Lý Sơn./.

Vinh Thông

Coi thêm tại : Làng chả cá Lý Sơn “chạy đua” với Tết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d