Chuyển đến nội dung chính

Hoa ly lửa trên triền Thới Lới

Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam thông báo một tin vui: Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại Lý Sơn, Quảng Ngãi sẽ được khởi công vào dịp Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm 2020 (tức từ ngày 16.2 đến ngày 16.3 âm lịch). Công trình cũng dự kiến hoàn tất, đưa vào hoạt động cuối năm 2020.

Một điểm đến văn hóa tâm linh

Trong suốt quá trình xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa từ thời nhà Nguyễn đến bây giờ, hàng vạn con dân ưu tú của đất Việt, trong đó phần lớn những người con quê hương ở dải đất miền Trung đã “một đi không trở lại”, thân xác họ vĩnh viễn nằm lại với biển khơi.

Hoa Ly Lửa

Thế nhưng, cho đến nay, ngoài rải rác những ngôi mộ gió ở quê nhà, các nghĩa sĩ đã hy sinh vì nước vẫn chưa có được một khu tưởng niệm để còn nhắc nhớ cho đời sau. Bởi vậy, có một khu tưởng niệm để hương khói tri ân, để “sờ nắn” lịch sử, để góp phần giáo dục thế hệ mai sau về công lao dựng và giữ nước của cha ông là hết sức cần thiết, là một nỗi mong chờ. Đặc biệt, khu tưởng niệm ấy lại được chọn xây dựng ở vị trí hết sức kỳ thú – đảo tiền tiêu Lý Sơn.

Lý Sơn không quá xa đất liền, chỉ chưa đầy 30 phút bằng tàu cao tốc trên biển, người dân và du khách có thể từ bến Sa Kỳ, Quảng Ngãi ra đến đảo. Đây là một quần thể gồm 2 đảo, lớn và bé, nhưng vỏn vẹn 3 xã với gần 2 vạn dân. Đảo hình thành trên 5 ngọn núi lửa từ hàng triệu năm trước tạo nên cảnh trí kỳ thú, lạ lùng. Nhiều vách đá, thác nước dựng đứng hùng vĩ, nhiều hang động bí ẩn, linh thiêng, nhưng thổ nhưỡng ở đây là đất đỏ bazan pha cát, cho ra những loài nông sản thơm ngon ngọt lạ thường.

Cư dân trên đảo, phần lớn đàn ông trai tráng ra khơi bám biển, đàn bà trồng tỏi, trồng hành nổi tiếng với danh xưng “vương quốc tỏi”. Đây cũng là vùng đất hiếm hoi trên dải đất Việt, hoàn toàn không bị hòn tên viên đạn trong tất cả các cuộc chiến tranh. Bởi vậy, các trầm tích văn hóa, cả về vật thể lẫn văn hóa dân gian, phi vật thể dường như còn nguyên vẹn. Đấy là lý do mà trong những năm gần đây, Lý Sơn nổi bật là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Bây giờ, khi hình thành thêm Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa, một điểm đến văn hóa tâm linh, vừa thể hiện tấm lòng với Tổ quốc, nhất định Lý Sơn sẽ tăng thêm phần hấp dẫn mọi người.

Hoa ly lửa trên triền Thới Lới

Chúng tôi tìm vạt đất bằng phẳng để trải hoa quả, thắp hương vái thổ địa, bố cáo việc chuẩn bị khởi công, xây dựng khu tưởng niệm Khu nghĩa sĩ Hoàng Sa trên triền núi Thới Lới. Giữa ngày đông hôm ấy, mưa mới ngớt tạnh, đất ẩm ướt và mềm. Bất chợt phát hiện bên vạt núi, những chùm hoa đỏ rực, nổi bật trên nền cỏ xanh, biển xanh biếc. Tôi ngắt thêm mấy nhành cắm vào bình hoa trên bàn lễ.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - chủ bái. Lễ cúng đơn giản, thành kính. Nhìn từ đỉnh núi Thới Lới, những lớp sóng bạc đầu như gối nhau, nối dài mãi tận ra Hoàng Sa. Ai cũng lặng thinh, dường như đang mường tượng về một khu tưởng niệm sẽ hình thành trong tương lai. Lúc đó, những bông hoa dại rực đỏ kia như hút mọi người. Rất nhanh, ông Trần Thanh Hải quyết định chọn bông hoa đỏ rực mọc hoang dại khắp trên thảm cỏ ở núi Thới Lới làm loại cây trồng chính cho các bồn hoa, lối đi, công viên… của khu tưởng niệm khi hình thành. Lý do đơn giản đây là loài hoa quá đẹp, rực rỡ, nhưng quan trọng là cỏ cây bản địa, đã thích nghi, sống tốt tại chỗ, sẽ không mất công chăm bón.

Quanh đảo Lý Sơn, xen các ruộng tỏi là những nghĩa địa với đầy những ngôi mộ gió. Từ hơn 200 năm trước, khi cai đội Phạm Quang Ảnh cùng 70 suất binh phu ra Hoàng Sa rồi mãi mãi nằm lại với biển, Vua Gia Long đã thân chinh ra tận Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho họ. Ngôi mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh giờ cũng linh thiêng trong tâm trí người dân Lý Sơn. Rồi những lớp thanh niên trai tráng đi binh phu, hay đi đánh bắt cá ngoài khơi sau này, bị nạn do bão gió, thiên tai, địch họa, không tìm thấy xác, người thân ở quê nhà đều theo phong tục này, nặn hình nhân, làm lễ chiêu hồn để dựng mộ gió.

Mộ gió ở Lý Sơn không đơn thuần chỉ là những đụn cát ven biển, bị gió xây thành nấm, dịch chuyển bất ổn hay là những sinh phần mà người dân vẫn “xí đất” như ở những miền quê khác. Mộ gió ở miệt biển này có linh hồn thật sự. Một “thổ địa” đã giải thích với tôi rằng: “Tình cảm con người không có hình hài cụ thể, không đụng chạm được, nhưng có thể cảm nhận, giống như gió vậy. Có mà như không, không mà lại có. Từ gió trong “mộ gió” ở đây có ý nghĩa như vậy".

Bởi vậy, không chỉ mộ gió, mà những hàng cây bông gòn, dâu tằm hay những hàng sầu đông mọc dài trên các ruộng tỏi ở đây dường như đều có linh hồn, ít nhất là trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Bây giờ, nếu chọn hoa ly lửa kia trang trí rực đỏ trên Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa thì chắc chắn thêm một loài cỏ cây hoang dại trên đảo này sẽ hóa linh hồn.

Thanh Hải

Coi thêm tại : Hoa ly lửa trên triền Thới Lới

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d