Chuyển đến nội dung chính

Dự án của tập đoàn FLC có thể “đụng” Công viên địa chất Lý Sơn

Dự án FLC ở Quảng Ngãi đang chồng lên công viên địa chất toàn cầu mà tỉnh này đang lập hồ sơ trình UNESCO.

Ngày 14-12-2017, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ký Quyết định 922 phê duyệt đề án xây dựng và phát triển Công viên địa chất (CVĐC) Lý Sơn-Bình Châu (gồm xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), huyện đảo Lý Sơn và một số vùng phụ cận - PV). Trong quyết định này, UBND tỉnh duyệt chi gần 58 tỉ đồng cho việc mời chuyên gia khảo sát, khoanh vùng CVĐC nhằm tiến hành các bước lập thủ tục trình UNESCO công nhận CVĐC toàn cầu.

[caption id="attachment_10451" align="aligncenter" width="653"]Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn) thuộc Công viên địa chất Lý Sơn nay được quy hoạch thuộc dự án du lịch của FLC. Ảnh: TẤN VIỆT Đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn) thuộc Công viên địa chất Lý Sơn nay được quy hoạch thuộc dự án du lịch của FLC. Ảnh: TẤN VIỆT[/caption]

“Việc xây dựng, phát triển CVĐC Lý Sơn-Bình Châu, trong đó có nhiệm vụ lập hồ sơ công nhận CVĐC toàn cầu được xem là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị của tỉnh trong giai đoạn hiện nay” - Quyết định 922 nêu rõ.

Dự án chồng công viên

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đoàn Sung, Giám đốc Công ty CP Đoàn Ánh Dương, cho hay: Đề án CVĐC toàn cầu được tỉnh chấp thuận chủ trương cho Công ty Đoàn Ánh Dương đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Tỉnh cũng cho phép công ty phối hợp với Viện Khoa học địa chất khoáng sản (Bộ TN&MT) ký hợp đồng thực hiện với UNESCO Việt Nam. “Sau khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan đang tiến hành khoanh vùng bảo tồn. Khu vực ngoài vùng bảo tồn thì các doanh nghiệp có quyền đầu tư” - ông Sung nói.

Cũng theo ông Sung, ngày 9-5, một đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ đến Quảng Ngãi để cùng ban quản lý đề án CVĐC toàn cầu tiếp tục khoanh vùng di sản. “Phạm vi khoanh vùng vừa xong là huyện đảo Lý Sơn, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), tiếp theo mở rộng ra Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) và các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà… CVĐC rộng lắm. Phần nào cho bảo tồn, phần nào cho phát triển, xây dựng sẽ được chỉ ra cụ thể” - ông Sung nói.

Với tiến độ triển khai như vậy, ông Sung tỏ ra rất lo lắng về việc dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu-Lý Sơn của Tập đoàn FLC sẽ chồng lấn lên CVĐC Lý Sơn-Bình Châu (chồng lên đảo Bé, huyện Bình Sơn…).

“Vùng được khoanh là di sản rồi thì sẽ không được xây dựng dự án chồng lên đó. UNESCO có yêu cầu rất nghiêm ngặt rằng loại hình CVĐC phải phát triển cộng đồng là chính. Cho nên vùng di sản phải dành cho người dân bản địa để phát triển cộng đồng. Còn doanh nghiệp phải tránh ra ngoài di sản đó để không cạnh tranh với người dân” - ông Sung nói thêm.

Chỉ đạo gấp gáp

Sau nhiều chuyến khảo sát, các chuyên gia nhận định khu vực Lý Sơn-Bình Châu tích hợp nhiều loại hình di sản giá trị. Trong đó nổi bật nhất là di sản địa chất, được hình thành do hoạt động phun trào núi lửa 9-10 triệu năm đến trên dưới 3.000 năm trước. Chúng thể hiện tiêu biểu cho các hoạt động núi lửa trẻ ven biển Việt Nam và có thể cho cả thềm lục địa Đông Nam Á.

Từ những đánh giá này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu cho dự án CVĐC toàn cầu là bảo tồn toàn bộ giá trị tiềm năng, nguyên trạng của đảo Bé (huyện đảo Lý Sơn). Các di sản cần giữ nguyên trạng gồm: Di sản địa chất, văn hóa-lịch sử, di sản định cư, môi trường thiên nhiên… Do vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất trong Quyết định 922: “Xây dựng đảo Bé nói riêng và Lý Sơn nói chung trở thành tâm điểm của CVĐC quốc gia và toàn cầu. Đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, lấy người dân làm chủ thể”.

Theo bà Huỳnh Thị Phương Hoa, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ngãi, Sở VH-TT&DL là đơn vị được giao chủ trì đề án CVĐC toàn cầu. Cho nên trước ý kiến của dư luận lo ngại địa bàn xã Bình Châu chồng lấn dự án của FLC, sở này đang chuẩn bị cho các bước làm việc với Tập đoàn FLC. “Nếu FLC được chấp thuận đầu tư thì chúng tôi sẽ cùng FLC tích hợp công việc đang làm, đảm bảo sao để nhà đầu tư làm được du lịch nhưng cũng bảo tồn ở mức độ cao nhất” - bà Hoa nói.

Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, cũng không khỏi lo lắng trước dự án lấy 1.243 ha đất ven biển Bình Sơn (giai đoạn 1) của Tập đoàn FLC. Ông Văn cảnh báo nguyên tắc là khi hồ sơ khoa học của CVĐC toàn cầu được hoàn thiện và được công nhận bởi Nhà nước hoặc tổ chức khoa học như UNESCO thì tỉnh Quảng Ngãi mới có thể căn cứ vào đó mà lập quy hoạch, xác lập các dự án khác.

Như vậy, những chỉ đạo gấp gáp thời gian qua của Quảng Ngãi về dự án của Tập đoàn FLC không những chưa cân nhắc tầm quan trọng của CVĐC toàn cầu mà còn đang phớt lờ những cảnh báo của các chuyên gia và UNESCO.

Tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo rà soát quy hoạch dự án chồng lấn

Về quy hoạch dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu-Lý Sơn, ngày 25-4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ra thông báo kết luận thống nhất phạm vi và phương án quy hoạch dự án này với quy mô 1.243 ha. Trong đó, phía Bắc giáp khu dân cư Thanh Thủy, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp đập Ông Cẩm (xã Bình Hải) và thôn An Phước (xã Bình Hòa), phía Nam giáp thôn Phú Nhiêu (xã Bình Phú, cùng thuộc huyện Bình Sơn).

Phần lớn diện tích đề xuất quy hoạch trong phạm vi 1.243 ha nằm trong khu đô thị mới Vạn Tường (huyện Bình Sơn). Một số vị trí nằm trong phạm vi dự kiến quy hoạch CVĐC toàn cầu Lý Sơn-Bình Châu và vùng phụ cận. “Do vậy, cơ quan chức năng cần rà soát, điều chỉnh hợp lý các quy hoạch này” - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi nêu rõ.

Tấn Việt

Coi nguyên bài viết ở : Dự án của tập đoàn FLC có thể “đụng” Công viên địa chất Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Hành tím đầy đồng, tỏi đầy chợ trên đảo Lý Sơn

Đến đảo Lý Sơn trong cái nắng gió những ngày tháng 7, có thể dễ dàng bắt gặp những người nông dân đi lượm hành và những bà lão bên sạp "tỏi cô đơn". Đó là những hình ảnh đặc trưng khiến người ta luyến lưu nơi miền cát trắng. Tháng 7 đến Lý Sơn, có thể dễ dàng bắt gặp những người dân huyện đảo Lý Sơn rộn ràng vào vụ thu hoạch hành tím. Trong ảnh, gia đình chị Hoa đang thu hoạch vụ hành tím trên thửa ruộng trước nhà. Trồng hành tím sau 50 ngày sẽ được thu hoạch. Mỗi năm người dân Lý Sơn trồng 1 vụ tỏi và 3 vụ hành. Vụ tỏi bắt đầu từ cuối tháng 9, đầu tháng 10 và thu hoạch vào tháng giêng, tháng 2 âm lịch năm sau. Sau khi thu hoạch tỏi, người dân sẽ tiếp tục trồng hành. Sau khi nhổ, hành được buộc lại thành từng bó, cắt tỉa lá, phân loại và phơi khô chờ đưa đi tiêu thụ. Ở Lý Sơn, hành, tỏi đều trồng trên lớp cát trắng, vì vậy mà có hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Cụ Phi đã 80 tuổi nhưng vẫn phụ con gái thu hoạch hành. Phía dưới lớp cát trắng

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th