Chuyển đến nội dung chính

Cạn kiệt nguồn cát trắng trồng tỏi ở Lý Sơn

Hơn nửa tháng qua, sau khi thu hoạch vụ tỏi đông xuân 2017 - 2018, nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tiếp tục xuống giống vụ hành nên nhu cầu mua cát san hô để cải tạo đất tăng cao, gây ra trình trạng “sốt”... cát.

[caption id="attachment_10475" align="aligncenter" width="665"]Những bè cát được thợ lặn Lý Sơn khai thác giữa biển kéo vào bờ bán cho nông dân ẢNH: HIỂN CỪ Những bè cát được thợ lặn Lý Sơn khai thác giữa biển kéo vào bờ bán cho nông dân ẢNH: HIỂN CỪ[/caption]

Theo quan sát của PV Thanh Niên, tại khu vực vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn, mỗi ngày có gần 10 bè cát được thợ lặn trên địa bàn huyện khai thác từ giữa biển khơi kéo vào bờ bán cho nông dân trồng hành, tỏi trên đảo.

Để khai thác được nguồn cát san hô dưới đáy biển, thợ lặn phải qua nhiều công đoạn hết sức vất vả. Những năm trước, lượng cát dưới đáy biển nhiều, chỉ cần đưa ống hút xuống là đã có cát. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn cát cạn kiệt nên những chủ bè phải kéo bè ra cách bờ khoảng 300 - 400 m, sau đó những thợ lặn ôm ống đi dò dưới đáy biển ở độ sâu từ 25 - 30 m tìm nguồn cát san hô để hút.

[caption id="attachment_10476" align="aligncenter" width="665"]Nguồn cung không đủ cầu nên giá cát san hô ở Lý Sơn mỗi năm một tăng Nguồn cung không đủ cầu nên giá cát san hô ở Lý Sơn mỗi năm một tăng[/caption]

Ông Trương Đình Tú, một thợ lặn khai thác cát ở Lý Sơn, cho biết mỗi bè khai thác cát có 2 - 3 lao động. Sau 3 - 5 giờ đồng hồ ngụp lặn dưới đáy biển mới khai thác được hơn 40 m3 cát. Khi cát đã đầy, chủ bè kéo bè vào gần bờ xả cát xuống biển rồi tiếp tục hút lên trên bờ để bán.

“Nguồn cát san hô dần cạn kiệt nên bây giờ phải dò tìm dưới đáy biển. Chỗ này không có cát thì phải kéo bè đi chỗ khác nên không những thời gian khai thác kéo dài mà còn tốn nhiều nhiên liệu. Vì thế, hồi xưa làm có ăn giờ thì thua rồi, thu nhập thấp lắm. Vì mưu sinh mới đi làm nghề này chứ khổ lắm”, ông Tú than thở.

Nguồn cát dưới đáy biển ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu cát để cải tạo đất trồng hành, tỏi của nông dân Lý Sơn vẫn như mọi năm khiến giá cát liên tục tăng cao, hiện ở mức hơn 200.000 đồng/m3. Bà Mai Thị Chi, một nông dân ở xã An Hải (H.Lý Sơn), cho biết: “Giá cát san hô mỗi năm một tăng. Nếu như năm ngoái 3 m3 cát có giá 550.000 đồng thì năm nay tăng lên 650.000 đồng. Dù giá cát san hô tăng cao nhưng do nguồn cung không đủ nên đôi khi nông dân Lý Sơn phải chờ đợi nhiều ngày mới có cát để cải tạo đất”.

Với đặc thù của việc trồng hành, tỏi ở Lý Sơn muốn có năng suất cao, hương vị thơm ngon, sau mỗi vụ, nông dân phải cào hết lớp cát cũ và thay thế lớp cát mới phủ lên bề mặt. Chính vì vậy, để cải tạo hơn 300 ha đất trồng hành, tỏi trên đảo, mỗi năm nông dân đất đảo cần khoảng 1 triệu m3 cát.

Tuy nhiên, việc khai thác cát dưới đáy biển ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Để hạn chế tình trạng này, mấy năm trước, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn của tỉnh Quảng Ngãi triển khai dự án trồng tỏi không cần thay cát nhằm thay đổi cách làm truyền thống, nhưng các mô hình đều thất bại. Vì thế, nguồn cát trồng hành, tỏi đang là bài toán nan giải đối với sản xuất hành, tỏi ở Lý Sơn.

Hiển Cừ

Đọc nguyên bài viết tại : Cạn kiệt nguồn cát trắng trồng tỏi ở Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d