Chuyển đến nội dung chính

Các tộc họ trên đảo Lý Sơn tái hiện 400 năm hùng binh Hoàng Sa cắm cột mốc chủ quyền biển đảo

Hàng nghìn người dân các tộc họ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng du khách mặc niệm, tri ân bậc tiền nhân từng giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa, dựng bia khẳng định chủ quyền.

Ngày 1/5, các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức tổ tiên từng dong thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa, cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

[caption id="attachment_10446" align="aligncenter" width="660"]Nghi thức thả mô hình khinh thuyền xuống biển, tưởng nhớ, tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng. Nghi thức thả mô hình khinh thuyền xuống biển, tưởng nhớ, tri ân công đức đội hùng binh Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.[/caption]

Theo các bộ chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ XVII, đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ XIX sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa, tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và Trường Sa, dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ...

Tháng 4/2013, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Ông Phạm Toại Tuyền (ngụ xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) cho biết hàng năm, vào tháng 3 âm lịch, các tộc họ trên đảo tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm, cùng tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Dân làng góp tiền mua hai con lợn, 11 gà trống (5 con đặt vào mô hình khinh thuyền Hoàng Sa), gạo, muối....để làm lễ khao.

"Tưởng nhớ tổ tiên hy sinh vì đất nước, hàng năm các tộc họ ở Lý Sơn đều tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để thế hệ con cháu hôm nay ghi nhớ mà noi theo", ông Tuyền cho hay.

Các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn đều có người đăng lính Hoàng Sa, nên lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một nghi thức mang đậm yếu tố tín ngưỡng dân gian, thể hiện khát vọng sống, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc và cầu mong linh hồn những người đã hy sinh được siêu thoát.

Kết thúc lễ tế, “thầy pháp” ném gạo phù phép gọi quân binh Hải đội Hoàng Sa về phát lương thảo, trấn an tinh thần, giong buồm thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa, thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

[caption id="attachment_10447" align="aligncenter" width="660"] "Thầy pháp" làm phép cho gạo vào khinh thuyền trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Minh Hoàng. "Thầy pháp" làm phép cho gạo vào khinh thuyền trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh: Minh Hoàng.[/caption]

Trong tiếng chiêng, trống giục, tiếng ốc U (loại ốc biển đặc trưng ở Lý Sơn) vang lên từng hồi dài như tiếng kèn xung trận, thanh niên các tộc họ rước thuyền từ đình làng xuống biển.

Các khinh thuyền Hoàng Sa dập dềnh trong sóng nước vang vọng bài văn tế chiến sĩ Hoàng Sa: "Biết mấy phen thề non hẹn biển, quyết một lòng chiến đấu đến cùng, xót thương thay những chiến sĩ tuân mệnh triều đình bảo vệ lãnh hải trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã xả thân vì Tổ quốc, son sắt một lòng, ngang dọc chí nam nhi, phong ba vùi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn...”.

[caption id="attachment_10448" align="aligncenter" width="660"]Trai làng các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn tạm gác chuyến biển để dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và tham gia hội đua thuyền "tứ linh". Ảnh: Minh Hoàng. Trai làng các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn tạm gác chuyến biển để dự lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và tham gia hội đua thuyền "tứ linh". Ảnh: Minh Hoàng.[/caption]

Ngoài lễ cáo yết nghinh thần, cầu siêu các binh phu Hoàng Sa, Trường Sa, dịp này trai làng các tộc họ còn tổ chức lễ đua thuyền tứ linh truyền thống "Long, Lân, Quy, Phụng", thu hút hàng nghìn người cùng du khách đến xem.

Theo các nhà sử học, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ tồn tại lâu đời trong các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn mà còn là lễ thức dân gian, văn hóa tín ngưỡng độc đáo, diễn ra hàng năm tại các địa phương ven biển ở Quảng Ngãi. Nơi nào có binh phu đi Hoàng Sa năm xưa thì nơi đó hàng năm đều diễn ra nghi lễ này.

Lễ thức khao lề thế lính là để chia tay những người đăng lính. Còn lễ thức khao lề tế lính là tưởng niệm người đăng lính đã bỏ mình trên dặm dài sóng nước.

Minh Hoàng

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Các tộc họ trên đảo Lý Sơn tái hiện 400 năm hùng binh Hoàng Sa cắm cột mốc chủ quyền biển đảo

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d