Chuyển đến nội dung chính

Vì sao giếng Vua trăm tuổi có khả năng “nuốt” cổ vật?

Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) có một di tích lịch sử kỳ bí là giếng Vua. Đây là một giếng cổ có tuổi thọ hơn 200 năm tuổi và có những khả năng huyền bí mà cho đến nay người dân xứ đảo vẫn là bí ẩn.

[caption id="attachment_10267" align="aligncenter" width="2048"]Hình dáng giếng cổ nhìn từ bên ngoài. Hình dáng giếng cổ nhìn từ bên ngoài.[/caption]

Giếng Vua được đồn thổi bây lâu còn gọi là giếng Xó La, toạ lạc tại khu dân cư số 3, thôn Đông, xã An Hải.

Giếng Vua “nuốt” cổ vật?

Tự bao đời nay, giếng cổ này đã cung cấp nước và che chở cho dân làng, mang nguồn nước ngọt cho cả đảo nên ai cũng trọng và xưng tụng là giếng Vua. Theo những vị cao niên trong làng, giếng này có từ khi những dòng tộc đầu tiên ra trấn giữ, khai phá vùng đất này. Thời ấy, cả xứ đảo chỉ trông cậy vào mỗi cái giếng này để sinh hoạt. Bởi vậy người dân xứ đảo xem giếng này như một phần mạng sống của mình.

Theo ông Trần Dự (62 tuổi), chủ nhân của giếng “lạ”, cái giếng này có từ thời cố nội của ông, đến nay cũng trên dưới 200 năm nên có thể gọi đây là một giếng cổ. Ngay từ lúc ông còn bé, đã thấy đằng sau nhà mình có một cái giếng. Tuy nhiên, khi ấy với bản tính trẻ con nên ông cũng không để ý gì nhiều.

Thoạt nhìn bên ngoài nó trông giống như bao cái giếng bình thường khác vẫn thường thấy ở miền quê, không có một “biểu hiện” gì lạ cả. Hình dáng bên ngoài giếng nước hơi nhỏ, cao chưa đầy 0,5m, bán kính 0,3m, sâu chưa tới 5m, xung quanh được xây bằng đá vôi (nay đã phủ màu rêu xanh). Đoạn từ đáy giếng trở lên tầm khoảng 1,5m là đất đá vôi kết lại. Nhìn theo hướng chỉ tay của chủ nhân, từ đáy giếng có khoảng ba, bốn “ụn nước” được tạo thành, nếu như đủ mạnh thêm tí nữa thì nó sẽ vượt khỏi mặt nước mà phun thành vòi. “Ở dưới đáy giếng tạo thành cái bồn rộng lắm, chắc cũng chứa phải hết cái vườn mãng cầu này” – ông Dự cho hay.

[caption id="attachment_10266" align="aligncenter" width="4320"]Ông Dự, người chủ nhân của giếng lạ. Ông Dự, người chủ nhân của giếng lạ.[/caption]

Cũng theo ông, bồn giếng tuy rộng nhưng hơi “khiêm tốn” về chiều cao, ước chừng nó có thể chứa được cả trăm người trưởng thành nhưng phải ở tư thế đứng khom. Thêm một đặc điểm nữa là độ rộng của bồn giếng không đều mà mở rộng theo hướng Tây. Lần ông xuống gần đây nhất cũng gần chục năm, lúc đó ông xuống để đặt lại vòi rồng máy bơm nước, ông định chui vào để xem nhưng thấy đất lở nhiều quá nên sợ. Từ đó đến nay chưa có ai xuống giếng cả.

Ông Dự còn bật mí: “Hồi cái giếng này chưa xây bờ thành nó thường hay nuốt đồ vật, heo gà lắm. Nhưng có một điều lạ là, lâu lâu đòn gánh hay thùng gánh nước… rớt xuống dưới, chúng tôi xuống lấy liền nhưng không thấy. Vậy mà vài hôm sau xuống lại thấy sờ sờ trước mặt”.

Một đồn mười, mười đồn trăm, những câu chuyện kỳ lạ và giếng cổ nuốt đồ vật cứ thế lan truyền trong chòm xóm. Người hiếu kỳ vẫn tìm đến để tận mục giếng lạ, nhưng chưa có lời giải nào cho hiện tượng bí ẩn này suốt nhiều năm qua.

Giải mã bí ẩn

Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Tuấn Tài, chuyên gia nghiên cứu về địa chất nhận định: “Chuyện kì thú quanh chiếc giếng đó thì do người nọ kể lại cho người kia là chính. Mấy ụ nước mà ông Dự bảo lâu lâu lại vượt khỏi mặt nước mà phun thành vòi, đó cũng do biến đổi mặt đáy của nước ngầm theo chu kì của nó mà thôi. Cũng nên nhớ rõ, đây là vùng đảo nhưng lại nằm giữa biển khơi nên thường trực ngay bên dưới những nơi người dân ở vẫn là một mạch nước ngầm vô tận với cơ tầng đất pha cát.”

Cuối tháng 11/2013, trong một đợt đi khảo cứu địa chất ở huyện đảo Lý Sơn, Thạc sĩ địa chất Trần Minh Hùng (ĐH Mỏ Địa Chất) đã đưa ra một số lý giải mà theo ông và một số người thì khá hợp lí. Theo Thạc sĩ Hùng, cấu tạo địa chất của phần lớn các làng xã ở đảo Lý Sơn đều trên đất thịt, dưới đất cát. Mà dưới lớp đất cát lại luôn có sự biến chuyển theo sự tác động của các mạch ngầm nước biển. Nước biển không ngấm trực tiếp và cung cấp nước cho chiếc giếng cổ nhà ông Dự nhưng nó có nhiều mạch ngầm được lọc qua lớp cát.

Và sở dĩ những đồ vật khi rơi xuống đáy giếng mà nhìn xuống lại không thấy xuất hiện ngay bởi dưới đáy giếng phình ra như một chiếc ủng lớn. Các mạch nước luôn biến chuyển, khi có vật rơi xuống mặt nước giãn ra và tạo thành vòng xoáy nên các vật nhẹ mà nổi thì sẽ bị chao đảo vào góc khuất. Khi mặt nước trở lại bình thường người dân thấy được các vật dụng như đòn gánh, rá rổ…là chuyện quá bình thường.

Việc ông Dự từng xuống dưới đáy giếng nhà mình như ông nói vì tình cờ gặp đúng lúc nước biển rút ra xa, địa chất tầng sâu dưới đáy giếng không có xáo trộn, nước rút xuống cạn đi nhiều phần nên có thể xuống đặt máy bơm hay vật dụng khác là điều hiển nhiên.

Nhơn Thành - Hà Kiều

Tham khảo bài viết gốc ở : Vì sao giếng Vua trăm tuổi có khả năng “nuốt” cổ vật?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d