Chuyển đến nội dung chính

Khóc ở Lý Sơn: Ông nội giả cha, nước mắt mặn mòi đã cạn khô

Ông cụ Trần Năng (83 tuổi) ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi giờ đây vừa làm cha, vừa làm mẹ cho hai cháu nội côi cút của mình.

Hai cháu nội của ông Năng là bé Trần Thị Kim Liên đang học lớp 5 và em trai là Trần Văn Hiệp đang học lớp 2.

Từ ngày Hiệp mới được mấy tháng tuổi mẹ đã bỏ đi, nên bây giờ hỏi mẹ đâu thì Hiệp tỏ ra ngơ ngác. Trong mỗi câu nói bi bô hàng ngày của Hiệp chỉ có ông bà nội, bố và chị Liên mà thôi.

Cuộc sống mỗi ngày trên đảo nhỏ của hai đứa trẻ chỉ quanh khoảng sân nhỏ của ngôi nhà nhỏ với những niềm vui nho nhỏ cùng đám trẻ con trong xóm.

[caption id="attachment_10406" align="aligncenter" width="660"]Trần Văn Hiệp (quần xanh) 7 tuổi, hàng ngày đi cắt tỏi cho hàng xóm lấy tiền. Trần Văn Hiệp (quần xanh) 7 tuổi, hàng ngày đi cắt tỏi cho hàng xóm lấy tiền.[/caption]

Mẹ của hai cháu đã bỏ nhà để theo một người đàn ông khác, vào đất liền sinh sống. Hai bé sống cùng cha và ông bà nội. Cha quanh năm đi biển, bám biển đặng có tiền trang trải cuộc sống cho cả gia đình.

Những nỗi đau chồng chất

Cha đi biển miết, mẹ bỏ theo người khác, nên ông nội và bà nội luôn cố vun vén, lo toan cho hai cháu nhiều hơn, mong bù đắp những thiếu thốn tình cảm.

Nhưng rồi mấy năm nay, sóng gió cứ dồn dập kéo đến, mang đi hết những niềm vui nhỏ nhoi hàng ngày và để lại đó bao nỗi đau quá lớn đối với hai bé.

Bà nội không may mất trong tai nạn xe máy cách đây 2 năm, khiến cho không khí trong căn nhà trở nên vắng lặng, trầm buồn, quạnh hiu.

Những ngày tháng lặng lẽ, hàng ngày Liên và Hiệp ở nhà cùng ông nội. Mỗi chiều về hai chị em lại chạy ra cảng ngóng cha về.

Bé Liên bị lãng tai từ nhỏ, người xung quanh nói gì em cũng chỉ nghe nghễnh ngãng mà thôi. Thằng cu Hiệp khá nhanh nhẹn, hoạt bát và cực kỳ hiếu động.

Ông nội tuổi đã cao lại đau khớp, hàng ngày ông cũng không đủ sức để mắt nổi hai cháu.

Nhưng mấy ngày này, hai đứa nhỏ không ra khỏi nhà nữa, chẳng bảo nhau, hai chị em chỉ quanh quẩn trong mấy gian nhà và quấn lấy ông nội.

Hai chị em Liên – Hiệp không còn chạy ra cảng ngóng cha như mọi ngày nữa. Bởi vì các cháu đều cảm nhận rõ sự vắng bóng của người cha cách đây hơn 1 tháng (ấy vậy nhưng thằng bé Hiệp thi thoảng quên vẫn đòi chị đưa đi đón bố).

Cha của hai cháu là anh Trần Văn Cu (SN 1983) đã ra đi lặng lẽ trong đêm rằm tháng Chạp (giáp Tết 2018).

[caption id="attachment_10407" align="aligncenter" width="660"]Ông Trần Năng nặng nề khi chia sẻ về cảnh ngộ của 3 ông cháu. Ông Trần Năng nặng nề khi chia sẻ về cảnh ngộ của 3 ông cháu.[/caption]

"Hắn khỏe mạnh lắm, không uống rượu, bia cũng chẳng ốm đau chi cả. Đêm đó về hắn ngủ rồi cứ rứa ngủ miết không dậy nữa...", ông Trần Năng ngậm ngùi nói với chúng tôi về sư ra đi của người con trai.

Trên ban thờ nhỏ, đặt bên phải gian nhà chính, thấp hơn bàn thờ gia tiên nghi ngút khói hương, có di ảnh của anh Trần Văn Cu – còn quá trẻ. Hàng ngày, ba ông cháu thay nhau nhang đèn cho người đã khuất.

Ông Năng bảo rằng, bây giờ ăn uống thì chẳng đáng kể gì, ông cũng không cần gì nữa nhưng lòng thì nặng thương và lo cho hai cháu nội vô chừng.

Hàng ngày, 3 ông cháu nấu cơm, đồ chay và xới vào 3 cái bát nhỏ, đặt lên bàn thờ thắp nhang cho anh Cu, chờ hương tàn thì hạ xuống. Cơm cúng cũng chính là cơm để ba ông cháu ăn mỗi bữa. Cứ vậy cho đến hết 7 thất (50 ngày).

Cô bé Trần Thị Kim Liên, có triệu chứng lãng/điếc tai, thấy người ta nói gì cũng chỉ cười thôi nên nhiều khi đến lớp, đến trường cũng không theo kịp chúng bạn, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập.

[caption id="attachment_10408" align="aligncenter" width="660"]Trần Thị Kim Liên luôn quấn quýt cạnh ông nội. Cô bé đủ lớn để cảm nhận rõ nỗi đau mất mát, khó nguôi. Trần Thị Kim Liên luôn quấn quýt cạnh ông nội. Cô bé đủ lớn để cảm nhận rõ nỗi đau mất mát, khó nguôi.[/caption]

"Ba nói ăn Tết xong sẽ đưa con vô bờ đi khám nhưng chưa kịp khám thì ba đã mất rồi", bé Liên nói vậy rồi lại lập tức dựa vào người, ôm lấy cánh tay ông nội.

Trên mảnh đất độ 100m2, ngôi nhà nhỏ được dựng từ năm 1969 đến nay đã quá cũ kỹ, quanh vườn chỉ độc có một cây lựu trơ trụi trước sân. Trong nhà không có tài sản gì giá trị ngoài cái tủ thờ được hồi môn lại từ thời cụ thân sinh của ông Năng.

[caption id="attachment_10409" align="aligncenter" width="660"]Ngôi nhà cũ được cụ thân sinh của ông Trần Năng xây dựng từ năm 1969 nay đã xuống cấp trầm trọng. Ngôi nhà cũ được cụ thân sinh của ông Trần Năng xây dựng từ năm 1969 nay đã xuống cấp trầm trọng.[/caption]

Gia đình thuộc diện hộ nghèo, mỗi tháng ông Trần Năng được trợ cấp 250.000đ/tháng. Từ bây giờ, ba ông cháu cũng chỉ biết dựa vào số tiền này mà sống.

Từ khi anh Cu mất, các khoản tiền học tập của hai cháu tạm thời nhà trường ngừng thu. Cũng may, có bà con chòm xóm thương tình, thi thoảng có người cho mớ tôm, mớ mực hoặc khi thì vài đồng.

Anh Trần Văn Lợi, người cùng xóm thấy có khách vào thăm ba ông cháu cũng qua trò chuyện. Anh bảo: "Chúng tôi đều bất ngờ về sự ra đi của anh Cu, thương hai đứa nhỏ quá, bà con lối xóm cũng mỗi người góp một tay, nhưng không đáng là bao".

Ở Lý Sơn này, thịt thà, rau cỏ cũng phải chuyển từ đất liền ra mới có nên cái gì cũng phải có tiền. Chúng tôi không biết rồi 3 ông cháu họ sẽ xoay sở ra sao cho đến khi hai cháu trưởng thành như ông Trần Năng mong ước?

Trên gương mặt nhăn nheo, rám nắng của ông Năng đã in hằn bao nỗi đau và nay là cả những trăn trở, lo toan nặng nề cuộc sống.

"Giờ tôi già rồi, đau yếu không đủ sức đưa cháu (bé Liên) vô đất liền đi khám tai nên lo lắm. Chỉ mong sao khỏe mạnh để chăm lo cho hai cháu được học hành, trưởng thành", ông Năng bày tỏ.

Chiều hôm ấy, chúng tôi đã ở đấy!

Bữa cơm của ba ông cháu có 6 con mực được người hàng xóm mang biếu. Thắp hương xong cho người con trai xấu số, ông Năng hạ 3 bát cơm cúng xuống rồi 3 ông cháu ăn tối.

Chan bát nước canh, xì xụp húp được chừng vài miếng thì ông Năng nghẹn lại, lặng lẽ buông bát cơm rồi không ăn nữa. Trong lòng của ông cụ giờ đây hẳn có cả nỗi buồn, niềm đau, tình thương, nỗi nhớ và nhất là lo toan về những ngày sắp tới.

Huyện đảo Lý Sơn thay da đổi thịt trông thấy, mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách. Mong sao, vài người trong số đó biết được, ở một góc nhỏ, trong một ngôi nhà nhỏ, của xóm nhỏ thôn Đông, xã An Vĩnh có 3 ông cháu khổ hạnh, vẫn ngày ngày bao bọc lấy nhau.

Hãy cảm thương và chia sẻ đến cảnh ngộ của họ. Mong cho ông Trần Năng được mạnh khỏe và lo được cho hai cháu nhỏ!

Trực tiếp ủng hộ: Ông Trần Năng (ông nội hai cháu Liên – Hiệp) ở thôn Đông, xã An Vinh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. SĐT: 01634125046.

Mọi sự quan tâm, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xin gửi về Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Tài khoản Báo Điện tử Trí Thức Trẻ: 1912.832.546.5015

Ngân hàng Techcombank Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Địa chỉ: Tầng 21 Toà nhà Center Building, Hapulico. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0943.113.999

Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.

Theo Trí Thức Trẻ

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Khóc ở Lý Sơn: Ông nội giả cha, nước mắt mặn mòi đã cạn khô

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d