Chuyển đến nội dung chính

Tìm cách bảo tồn khẩn cấp di sản hóa thạch san hô hình cối xay

"Nghĩa địa” hóa thạch san hô hình cối xay có niên đại khoảng 5.000 - 6.000 năm, trải rộng trên khu vực có diện tích 20.000m2, phía Đông Bắc cột mốc chủ quyền đảo Lý Sơn, gần với di sản hang Câu.

Ngày 1/2, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn số 490/UBND-KGVX gửi Viện Khoa học địa chất và khoáng sản; các Sở VH,TT-DL, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, NN&PTNT, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh, Huyện ủy và UBND huyện Lý Sơn về việc bảo tồn khẩn cấp di sản “Nghĩa địa” hóa thạch san hô hình cối xay.

[caption id="attachment_9805" align="aligncenter" width="2345"]Bảo tồn di sản hóa thạch san hô hình cối xay ở đảo Lý Sơn. Bảo tồn di sản hóa thạch san hô hình cối xay ở đảo Lý Sơn.[/caption]

Theo công văn này, trong quá trình khảo sát, lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn, nhóm chuyên gia Địa mạo - Địa tứ thuộc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phát hiện di sản cổ sinh độc đáo - “Nghĩa địa” hóa thạch san hô hình cối xay.

“Nghĩa địa” này có niên đại khoảng 5.000 - 6.000 năm, trải rộng trên khu vực có diện tích 20.000m2 (400m x 50m), phía Đông Bắc cột mốc chủ quyền đảo Lý Sơn, gần với di sản hang Cau và kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi bảo tồn khẩn cấp.

Ngoài ra, việc phát hiện di sản “Nghĩa địa” hóa thạch san hô hình cối xay có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt khoa học, đặc biệt trong thời gian khảo sát, lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn nên phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, phục vụ nghiên cứu, củng cố hồ sơ, đồng thời tìm giải pháp khả thi, hiệu quả để khai thác, phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Trước mắt, tỉnh Quảng Ngãi giao UBND huyện Lý Sơn khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện ngay các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn các hoạt động của con người có thể xâm hại đến di sản, trong đó có việc tạm dừng thi công mọi công trình (nếu có) tại khu vực phát hiện di sản để các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan chức năng của tỉnh khảo sát, đánh giá lập hồ sơ Công viên địa chất và đề xuất gải pháp quản lý, phát huy giá trị phù hợp.

Tấn Thành - Chí Đại

Coi bài nguyên văn tại : Tìm cách bảo tồn khẩn cấp di sản hóa thạch san hô hình cối xay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d