Chuyển đến nội dung chính

Nỗi niềm của những đứa con đất đảo Lý Sơn mỗi dịp về quê ăn Tết

Từng cơn sóng cao chót vót mang theo nỗi niềm của những đứa con đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) xa xứ cứ liên tục vỗ bờ, khiến không ít người mẹ già nơi quê nhà phải trở giấc, thở dài đầy lo lắng trong đêm khuya giá lạnh... Tết đã đến gần, vậy nhưng, không khí lạnh vẫn tiếp tục tăng cường, vùng biển Quảng Ngãi liên tục gánh chịu sức gió cấp 6-7, giật trên cấp 8...

1. Những năm tôi còn ngồi trên giảng đường đại học ở TP Huế, cả tuyến giao thông đường thủy nối đảo Lý Sơn với đất liền chỉ có vài ba chiếc tàu gỗ chở khách hoạt động... Khuya giáp Tết cách đây hơn 15 năm, chuyến xe đò Bắc - Nam lăn bánh sau ít phút dừng tại một tuyến đường trên địa bàn TP Huế. Hơn 5 giờ vượt đường, đèo dốc, chiếc xe đò cũng đưa tôi đến cầu Trà Khúc (Quảng Ngãi). Gần 20 km ngồi trên xe ôm, tôi đặt chân đến cảng Tịnh Kỳ (H. Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Mặt trời dần ló đằng đông, những người con tha phương chúng tôi bước qua cây cầu tre tạm bợ xuống chiếc tàu gỗ đang đợi sẵn để tiếp tục hành trình đường biển về quê ăn Tết cùng gia đình. Khách đông, tàu nhỏ nhưng lại không có ghế ngồi nên mỗi người phải nhường nhau chút ít diện tích trên sàn để ngả lưng hoặc lăn lóc nằm.

[caption id="attachment_9832" align="aligncenter" width="900"]Gần 600 người con Lý Sơn xa xứ lên chiếc tàu Cảnh sát biển 8002 để trở về quê đón Tết cùng gia đình trong chiều cuối năm Ất Mùi - 2015. Gần 600 người con Lý Sơn xa xứ lên chiếc tàu Cảnh sát biển 8002 để trở về quê đón Tết cùng gia đình trong chiều cuối năm Ất Mùi - 2015.[/caption]

Được lệnh xuất bến, tàu kéo neo rời cảng mang theo niềm phấn khởi của những đứa con xa xứ sắp được đoàn tụ cùng gia đình. Khi ra khỏi cửa biển, tàu bắt đầu lắc lư mạnh theo những con sóng to của ngày cuối năm. "Huệ..." - âm thanh quen thuộc nhưng đầy sợ hãi trên mỗi chuyến tàu nối đuôi nhau rồi tăng dần theo mức độ của sóng. 1 giờ trôi qua, những động tác ôm đầu, giật tóc, bấu vai, quằn quại và những tiếng khóc la liên tục xuất hiện theo những đợt sóng vỗ mạn tàu... Đất đảo Lý Sơn dần rõ nét, những người con xa xứ đã gần chạm với mảnh đất quê hương sau thời gian mưu sinh, học tập nơi đất khách quê người. 2 giờ lênh đênh trên biển với quãng đường 15 hải lý, chúng tôi đã cập cảng quê nhà. Những bước chân chậm rãi mang theo cái đầu nặng trịch do ảnh hưởng của cơn say sóng lần lượt rời tàu về với gia đình. Tạm kết thúc một hành trình đầy gian khó và mệt mỏi...

2. Rồi những chiếc tàu cao tốc được trang bị ghế nệm lần lượt ra đời, chúng tôi thoát được cảnh nằm lăn lóc trên những sàn gỗ với hành trình trở về đất đảo... Lúc này, tôi đã chọn mảnh đất Đà Nẵng để làm việc. Dù khoảng cách từ TP Đà Nẵng về với huyện đảo Lý Sơn theo đường bộ-biển chỉ chưa đến 200km, nhưng mỗi khi về quê đón Tết, gia đình tôi phải mất khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm. Bởi khi đó, số lượng tàu cao tốc ít nên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn chỉ hoạt động vào buổi sáng... Vợ con say tàu, xe nên Tết nào cũng vậy, sau khi kết thúc công việc tại cơ quan, gia đình tôi đều chọn xe máy làm phương tiện trở về Quảng Ngãi. Và, khi chúng tôi có mặt tại TP Quảng Ngãi thì giờ ngọ cũng đã tới.

Vậy là, nhà nghỉ, nhà người quen được chọn làm nơi trú ngụ qua đêm. 4 giờ sáng hôm sau, chúng tôi lại lên xe vượt qua quãng đường khoảng 20 km từ TP Quảng Ngãi xuống cảng Sa Kỳ (H.Bình Sơn) xếp hàng "rồng rắn lên mây" đợi bốc phiếu thứ tự. Thế nhưng, không phải ai có mặt sớm tại bến cảng cũng bốc được số thứ tự để mua vé... Chật vật, chen lấn chờ đợi, cuối cùng chúng tôi mới có thể cầm chiếc vé trên tay để xuống tàu... Tiếng "huệ...", những động tác ôm đầu, giật tóc, bấu vai, quằn quại và những tiếng khóc la liên tục xuất hiện theo những đợt sóng vỗ mạn tàu trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ. Đó là cuộc hành trình về quê trong tiết trời không quá khắc nghiệt...

[caption id="attachment_9833" align="aligncenter" width="1024"]Hành trình về đất đảo quê hương đầy gian nan của những người con Lý Sơn xa xứ. Hành trình về đất đảo quê hương đầy gian nan của những người con Lý Sơn xa xứ.[/caption]

3. Cuối năm Ất Mùi (2015), từng đợt không khí lạnh từ miền Bắc ùa về, kéo theo đó là biển động dữ dội. Càng sát tết, cảng Sa Kỳ càng thêm ùn ứ người. Đó là những người con Lý Sơn, sau một năm xa quê mưu sinh, học tập trở về vui tết đoàn viên cùng gia đình. Nhưng biển động quá, tất cả phải ngậm ngùi chịu cảnh "mắc kẹt". Những ngày vật vạ ở Sa Kỳ, có người như muốn rơi nước mắt, chỉ gần 15 hải lí, mà sao xa quá vậy. Rồi có những người làm liều, thuê hoặc theo tàu cá ra Lý Sơn, bất chấp sóng biển cuồn cuộn. Và chuyến hải trình ấy, vốn lành ít dữ nhiều...

Sáng 26 Tết, gia đình tôi lại lên xe máy ngược 150km rời Đà Nẵng về cảng Sa Kỳ. 13 giờ 15, khi chúng tôi có mặt tại bến cảng thì cũng là lúc chiếc tàu cao tốc cuối cùng trong ngày đã kéo neo, bắt đầu rời cảng. Liên hệ với nhân viên BQL, chúng tôi nhận được thông tin: "Gió bắt đầu thổi mạnh nên tàu đành phải xuất bến trước 15 phút theo lịch. Hiện tại vẫn chưa thể biết bao giờ tàu mới có thể xuất bến trở lại".

Gia đình tôi và hàng chục hành khách khác đành quay lên TP Quảng Ngãi chờ đợi. Sáng 27 Tết, trời bắt đầu mưa to, gió tiếp tục thổi mạnh nhưng trông chờ vào một điều tốt đẹp, chúng tôi vẫn lên xe xuống cảng Sa Kỳ. Đến nơi, đập vào mắt chúng tôi là dòng thông báo: "Vì thời tiết biển động dữ dội nên tàu cao tốc không thể hoạt động. Mong quý khách thông cảm, khi nào có thay đổi chúng tôi sẽ thông báo lại". 11 giờ cùng ngày, hết kiên nhẫn chờ đợi, chúng tôi lại lên TP Quảng Ngãi tiếp tục chờ. Và điệp khúc đội mưa gió lên xuống, chờ đợi tiếp tục diễn ra... 6 giờ sáng ngày 29 Tết - ngày cuối cùng của năm, gia đình tôi cùng hàng trăm người con xa xứ có mặt tại cảng Sa Kỳ. Biển lúc này mạnh dữ dội, những cột sóng cao chót vót liên tục vỗ đập vào bờ...

Phương án cuối cùng được đưa ra, xe khách, xe buýt, taxi... lần lượt lăn bánh đưa con em Lý Sơn từ Sa Kỳ ra cảng Kỳ Hà (H. Núi Thành, Quảng Nam) để Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 dùng tàu Cảnh sát biển 8002 chở về quê đón Tết. Do số lượng đông, nên các buồng của tàu được ưu tiên cho người già, trẻ em và phụ nữ. 12 giờ 10 phút ngày 29 Tết, tàu Cảnh sát biển 8002 rời cảng Kỳ Hà, mang theo niềm vui đoàn tụ với gia đình trước đêm giao thừa của gần 600 người dân Lý Sơn... Biển vẫn động dữ dội, những con sóng cao chót vót vẫn liên tục áp sát mạn tàu khiến cho nhiều phụ nữ, trẻ em, người già gần như cạn kiệt sức chịu đựng, liên tục nôn mửa và gào khóc...

Theo phương án của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, nếu trường hợp xấu nhất, không thể cập đảo Lý Sơn sẽ tổ chức cho người dân đón giao thừa trên tàu 8002. Điều này khiến nhiều người say tàu nặng cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, may mắn càng về đến đất đảo, sóng bắt đầu dịu êm, gió cùng không còn hung dữ. Đúng 14 giờ 15 ngày cuối cùng của năm, tàu 8002 đã đến vùng biển thuộc xã An Hải (H. Lý Sơn). Do vùng biển cạn, tàu lớn nên không thể cập cảng để đưa khách lên bờ. Vì thế, chính quyền địa phương đã điều những tàu nhỏ ra tàu 8002 để lần lượt đưa người dân vào đảo. Đến 16 giờ 30 ngày cuối cùng của năm, gia đình tôi và gần 600 người con xa xứ cập đảo an toàn trong niềm vui tột cùng. Những cái ôm trìu mến, những cái bắt tay, những lời cảm ơn, những hành động thương yêu trên suốt hành trình đã thể hiện tình quân dân sâu sắc giữa CBCS Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và người dân đất đảo xa xôi...

Một mùa xuân nữa sắp lại về. Ở nơi đất đảo, những cơn sóng to do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường vẫn cứ liên tục dồn dập ập vào, 10 chiếc tàu cao tốc đành phải neo đậu tại bến cảng. Tuyến biển Sa Kỳ - Lý Sơn bị cô lập gần như hoàn toàn trong suốt 10 ngày qua. Và đường về quê ngày Tết của những đứa con đất đảo xa xứ lại tiếp tục vất vả, gian nan...

LÊ HÙNG

Đọc nguyên bài viết tại : Nỗi niềm của những đứa con đất đảo Lý Sơn mỗi dịp về quê ăn Tết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d