Chuyển đến nội dung chính

“Ít quá, thầy nhỉ!”

Cố lắm rồi, mà chỉ được vậy thôi...

LTS: Câu chuyện thưởng tết luôn là đề tài được nhắc đến vào mỗi dịp cuối năm, và cũng chính từ câu chuyện của bản thân và bạn bè, tác giả Sông Trà đã có bài viết về vấn đề này.

Đọc một số bài viết trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về tiền tiết kiệm chi, thưởng tết năm nay cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ở nhà trường phổ thông từ các địa phương, nhiều thầy cô giáo bộc lộ những cảm xúc, tâm tư khác nhau.

[caption id="attachment_9808" align="aligncenter" width="600"]Chạnh lòng thưởng tết thầy cô, nơi vài triệu nơi chỉ mấy trăm ngàn Chạnh lòng thưởng tết thầy cô, nơi vài triệu nơi chỉ mấy trăm ngàn[/caption]

Cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường mầm non Hướng Dương thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh được thưởng tết 30 triệu đồng/mỗi người.

Không ít bạn đọc, nhà giáo trầm trồ, khen ngợi lãnh đạo nhà trường đó biết tính toán, quan tâm đến người lao động và gửi lời chúc mừng đến tất cả giáo viên, nhân viên vì hoàn toàn xứng đáng được hưởng thành quả như vậy.

Có thầy cô giáo lại lấy làm buồn bã, thất vọng khi nhiều trường có tiền tiết kiệm (gọi là thưởng tết) chia cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên vào dịp cuối năm, tết đến, xuân về, còn nhà trường, địa phương mình lại chẳng có một đồng nào.

Có trường, giáo viên, công đoàn viên được an ủi, động viên bằng túi hạt dưa, lạng trà, gói bánh, trị giá không quá 100.000 đồng đến 200.000 đồng từ nguồn quỹ của tổ chức công đoàn cơ sở.

Thầy Võ Thiếu Anh, Phó hiệu trưởng, Trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ, thuộc huyện miền núi Đắc Ma, tỉnh Kon Tum chia sẻ:

“Trường chúng tôi cũng như tất cả trường công lập ở địa phương này đã được giao quyền tự chủ về tài chính từ nhiều năm nay.

Kinh phí được cấp trọn gói từ đầu năm tài chính dựa vào số lượng học sinh và giáo viên.

Kinh phí có hạn, thậm chí có năm phải tiết kiệm chi (hoặc bị cắt giảm) đến 10-20% theo chỉ đạo của cấp trên nên chỉ tạm đủ chi cho các hoạt động giáo dục trong năm.

Đến cuối năm, nhà trường chỉ tiết kiệm chi được hơn chục triệu đồng, chia ra mỗi thầy, cô giáo được vài, ba trăm ngàn đồng gọi là.

Tuy có buồn thật nhưng những nhà giáo vùng cao như chúng tôi vẫn bằng lòng, chấp nhận, hiểu được khó khăn chung của ngành, của địa phương, một tỉnh nghèo, đồng bào, con em ở đây còn thiếu thốn, gian khổ nhiều lắm”.

Các thầy, cô giáo đang công tác, giảng dạy ở Trường trung học phổ thông Lý Sơn, thuộc huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), nơi đầu sóng, ngọn gió, ba năm nay khoản tiền tiết kiệm chi cuối năm cũng tạm được, mỗi người nhận từ 3-4 triệu đồng.

[caption id="attachment_9809" align="aligncenter" width="960"]Tập thể giáo viên trường THPT Lý Sơn Tập thể giáo viên trường THPT Lý Sơn[/caption]

Thầy Huỳnh Văn Long, Hiệu trưởng nhà trường bộc bạch: “Nói thật với anh, các năm trước, trường tôi, năm nào, “rũ sổ” năm đó, không còn đồng nào.

Nhưng 3 năm nay, nhờ cơ chế tự chủ và kinh phí có khá hơn nên vào dịp cuối năm, khi tính toán, làm việc với bộ phận kế toán, chúng tôi thấy mừng còn dư tương đối, 40% được phép chi cho người lao động, 60% còn lại được tự chủ lập các quỹ hoạt động cho năm sau”.

Mới đây, tôi tình cờ gặp thầy Long, tổng phụ trách đoàn đội của Trường trung học cơ sở Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) thông qua một người bạn thân, thầy Long phấn khởi khoe:

“Năm nay, mỗi giáo viên trường em (trường đồng bằng) nhận được 4,8 triệu đồng từ tiền tiết kiệm chi cuối năm. Số tiền cao nhất từ trước đến nay.

Có thể nói, Ban giám hiệu trường em rất tiết kiệm trong các khoản chi tiêu không cần thiết… nên chúng em mới được nhận kha khá như thế này. Cảm ơn lãnh đạo nhà trường nhiều nhiều”.

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố phát triển, năng động nhất nước, tình hình thưởng tết cho giáo viên phổ thông như thế nào?

Trao đổi qua điện thoại, thầy giáo Nguyễn Học, dạy môn Thể dục của Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám thuộc Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

“Năm nay, trường em, khoản thu nhập tăng thêm mỗi người được nhận 18 triệu đồng.

Mấy ngày nữa, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh cũng sẽ thưởng tết cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, khoảng gần 3 triệu đồng, giống mức thưởng năm ngoái.

Nhiều trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở các phường, quận có mức tiết kiệm chi (thu nhập tăng thêm) còn cao hơn trường em đến năm, bảy triệu đồng”.

Em Học có hỏi lại tôi, tết này trường thầy tiết kiệm chi được bao nhiêu?

Tôi thành thật được vài triệu đồng thôi em. Nhà trường cố gắng lắm rồi đấy.

Em Học nói: “ít quá thầy nhỉ”.

Mỗi địa phương, mỗi trường mỗi khác. Chắc chắn, không ít người, nhất là đội ngũ nhà giáo ở tỉnh lẻ, vùng gian khó, không muốn báo chí nhắc nhiều đến chuyện thưởng tết của họ nữa, chỉ thêm buồn, thêm đau lòng, tủi thân về nghề nghiệp của mình.

Nhưng sự thật vẫn đang diễn ra mọi nơi, với đủ sắc thái, cần phải tiếp tục lên tiếng để mong nhận được sự quan tâm cụ thể, thiết thực hơn nữa của các cấp quản lý ngành giáo dục và địa phương đối với đời sống vật chất và tinh thần cho hàng triệu nhà giáo trên cả nước, trong thời điểm cần quan tâm nhất, đó là những ngày tết sum vầy bên gia đình, người thân…

SÔNG TRÀ

 

Xem bài nguyên mẫu tại : “Ít quá, thầy nhỉ!”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...