Chuyển đến nội dung chính

Dựng cây nêu ngày Tết – phong tục độc đáo của người dân đảo Lý Sơn

Năm nào cũng vậy, cứ đêm ngày 23 rạng ngày 24 tháng chạp âm lịch, các đền chùa miếu mạo và các nhà thờ họ trên đảo Lý lại linh đình tổ chức nghi thức truyền thống dựng Nêu (hay Trồng đu lên phướng) để ăn tết cổ truyền của dân tộc.

[caption id="attachment_9841" align="aligncenter" width="500"]Trồng nêu tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Âm linh tự trên đảo Lý Sơn Trồng nêu tại di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Âm linh tự trên đảo Lý Sơn[/caption]

Nghi thức dựng cây Nêu ngày Tết là phong tục có từ xa xưa của người dân Lý Sơn, với người dân trên đảo phong tục và nghi thức dựng cây nêu truyền thống trong mấy ngày Tết cổ truyền, vừa mang ý nghĩa đuổi quỷ, trừ ma; vừa tỏ lòng biết ơn ông bà tổ tiên, cầu mong một năm mới trời yên biển lặng, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Những năm gần đây, cây Nêu còn được người dân Lý Sơn dựng lên trên những con tàu rẽ sóng vươn ra khơi trong chuyến biển đầu năm mới.

Xem thêm: Tục dựng cây nêu ở đảo Lý Sơn

Ông Dương Định – 74 tuổi, ở thôn Tây xã An Hải cho biết: Nghi thức dựng cây Nêu tết được thực hiện vào tối ngày 23 rạng ngày 24 tháng chạp, thời khắc đó,tất cả các dinh miếu, lăng thờ cá ông các nhà thờ họ đều đồng loạt gióng trống, khua chiêng làm lễ dựng cây Nêu để đón tết.

Theo ông Định – Hàng năm cứ mỗi cuối năm âm lịch, ngày đưa ông Công, ông Táo về trời, các dinh miếu, nhà thờ họ trên đảophải dựng cây nêu đây là tục xưa để lại. Cây nêu tết được làm từ cây tre già, thân cao to, dài khoảng 6 -7 mét, thân được sơn màu đỏ.

Trước khi dựng nêu, trên ngọn cây nêu được gắn thêm đầu chim Phụng hoặc đầu cá Chép được trạm khắc tinh xảo từ gỗ vông cùng một lá cờ tổ quốc và một lá phướn trên đó viết các câu chữ cầu chúc năm mới an lành.

Còn cụ ông Võ Chú, 84 tuổi, ở thôn Đông xã An Vĩnh nhớ lại: “Cây nêu phải được cất giữ ở những nơi trang trọng, không để ô uế, Chiều 23 tháng chạp các cụ bô lão trong làng sẽ mang cây Nêu ra tiến hành các nghi thức tẩy uế, trang trí, chờ khi các nghi thức tế lễ được thực hiện xong mới mang ra dựng với nhiều nghi thức đi kèm mang đầy tính tâm linh trừ ma quỷ, với mong muốn tết đến xuân về xóm làng được bình yên, làm ăn phát đạt”.

Khi cây nêu được dựng lên, các bô lão trong làng sẽ tiến hành các lễ cúng theo phong tục truyền thống với mâm cúng đủ đầy, đây gọi là Lễ lên Nêu. Đây là dịp để các thế hệ con cháu, họ tộc trên đảo tưởng nhớ bậc tiền nhâncó công khai khẩn vùng đất đảo và tri ân cha ông còn nằm lại nơi Hoàng Sa đất mẹ vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Theo quan niệm của các cụ cao niên trên đảo: Hình ảnh những cây nêu sừng sững, rực rỡ trong nắng xuân thể hiện cho sức xuân đang trỗi dậy trong lòng mỗi người dân trên đảo. Bởi từ bao đời nay, cây nêu là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân đảo tiền tiêu.

Ngoài lá phướn để trừ ma quỷ trên cây nêu còn có lá cờ Tổ quốc, đó là biểu tượng của người dân Lý Sơn luôn hướng về Hoàng Sa – Trường Sa vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ở đó có xương có máu của nhiều thế hệ người Lý Sơn.

Văn Minh

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Dựng cây nêu ngày Tết – phong tục độc đáo của người dân đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d