Chuyển đến nội dung chính

Lo quá, Lý Sơn ơi…!

Đến Lý Sơn ngày nay, du khách khó tìm được cảnh tĩnh lặng và những nét đẹp tự nhiên của làng chài nghèo dân dã

Lý Sơn, huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, gồm 2 đảo là đảo Lớn (gồm 2 xã: An Hải, An Vĩnh) và đảo Bé (cù lao Bờ Bãi, xã An Bình). Tên "cúng cơm" của Lý Sơn là cù lao Ré, bởi xưa kia trên đảo có nhiều cây ré - một loại cây họ gừng, mọc hoang.

Nơi đây có 5 ngọn núi thiêng, gọi là Ngũ Linh, gồm: Thới Lới, Hòn Tài, Hòn Sỏi, Hòn Vung, Giếng Tiên. Lý Sơn xưa có rừng bạt ngàn và nhiều suối, đẹp như tranh… Thế nhưng, nay tất cả chỉ còn là những hoài niệm.

15 năm trước

Tôi chạy Honda 67 rồi trèo lên đỉnh Thới Lới đón bình minh. Đất Lý Sơn chỉ phải lòng các loại bắp, khoai, mía, đậu, đặc biệt là hành và tỏi - loài thực vật có họ hàng xa với cây ré thuở xưa. Hành và tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp nước.

Độc đáo nhất là loại "tỏi cô đơn". Hình như bao nhiêu tinh túy của trời, đất, đá, gió đều dồn vào đó. Tỏi Lý Sơn khó tính. Đất lót phải là đất xám đỏ của núi lửa Lý Sơn. Phía trên rải cát biển tại chỗ. Đất và cát không được lẫn tạp chất. Rồi phải là gió và nước Lý Sơn mới thành thương hiệu "Tỏi Lý Sơn" được.

Thật khó quên những cô gái chân quê ở đảo Bé. Cứ chiều về là họ tất tả hồn nhiên ra biển tắm. Cả đảo không có điện. Nước ngọt phải chở từ đất liền ra, giá trên 200.000 đồng/m3, chỉ để uống và nấu ăn.

Chuyển mình từ năm 2007

Du lịch Lý Sơn bắt đầu khởi động từ năm 2007 với những cơ sở lưu trú tạm đủ tiện nghi và cảnh quan kỳ thú. Khách tha hồ tìm hiểu về thổ nhưỡng và địa chất núi lửa. Cứ thử sức chinh phục Ngũ Linh sơn để ngắm hoàng hôn và đợi bình minh.

Bãi đá và những bờ ruộng đá ong ở đảo Bé, cổng Tò Vò ở đảo Lớn cùng các miệng núi lửa độc đáo, chẳng hề kém cạnh Jeju (Hàn Quốc).
Cảnh đẹp ở Lý Sơn độc đáo, không lẫn vào đâu được. Từ hang Câu, hang Cò, hang Kẻ Cướp đến đình làng An Hải, đền thờ cá Ông, giếng Tiên... Chùa Hang, được gọi là "Thiên Khổng Thạch Tự" - chùa trong hang đá do trời sinh, xây dựng cách đây gần 400 năm, gắn liền với lịch sử chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

Trước chùa, những cây bàng vuông do các tráng sĩ mang giống từ Hoàng Sa về trồng, trải mấy trăm năm, vẫn kiên gan cùng tuế nguyệt. Âm Linh tự, còn gọi là đền Hoàng Sa, là nơi thờ tự những dân binh trong đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải thời nhà Nguyễn, đã có công khai phá quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lý Sơn là đảo nhỏ, diện tích chưa tới 10 km2 nhưng dân số gần 23.000 người, mật độ bình quân gấp 8 lần so với cả nước, cao nhất trong các đảo. Nhà cứ sát rạt, chen chúc, đường hẹp, xe 16 chỗ chỉ chạy được một chiều.

Đi qua mấy rẫy hoa màu, mùi thuốc sâu xông lên nồng nặc. Ngư nghiệp dù có số lao động ít hơn nông nghiệp nhưng của cải làm ra gấp 5 lần. Các núi trên đảo đều là miệng núi lửa. Đất toàn bazan xám đỏ. Đá magma đen tuyền và đá ong nâu đỏ.

Tôi đã đi thuyền qua xã An Bình, đảo Bé. Biển đẹp sững sờ với những rạn san hô lóng lánh. Từng bầy cá chuồn bay lên khỏi mặt biển chào đón khách. Nước trong xanh rợn người và cát trắng lóa mắt.

Những ô ruộng lớn nhỏ được chia cắt bởi các bờ đá ong xếp chồng ngộ nghĩnh như tường thành trong trò chơi của tạo hóa.
Tháng 4-2016, tôi trở lại đảo Bé bằng cano cao tốc. Tàu chạy như xé gió, không còn thấy cá chuồn bay chào khách. Đảo nhỏ, bề ngang chỉ hơn 1 km mà xe điện chạy tấp nập. Mấy bãi tắm hẹp đầy bạt dù cho khách thay đồ, vệ sinh và tắm lại.

[caption id="attachment_9770" align="aligncenter" width="2208"]Bãi tắm tại đảo Bé Bãi tắm tại đảo Bé[/caption]

Vào dịp cuối tuần và ngày lễ, Lý Sơn luôn quá tải nhưng cứ vô tư đón thêm khách. Đi và về đảo Bé phải giành giật chỗ. Dù có lực lượng biên phòng giám sát nhưng vẫn có tàu xé rào, chở quá tải, không đủ áo phao.

Lý Sơn giờ ngột ngạt vì mật độ xây dựng đang phá vỡ cảnh quan vốn có. Đường phố quanh năm ngổn ngang. Nghe đâu dự kiến cuối năm 2018 sẽ khởi công xây khách sạn Sea View 4 sao, cao 10 tầng ở Lý Sơn.

Tổ hợp khách sạn, dịch vụ, giải trí rộng 20 ha đất liền và 50 ha mặt biển này thuộc xã An Vĩnh, ngay cổng Tò Vò, chùa Đục (núi Giếng Tiên)… với đường kè bê-tông rộng 7 m; một bên là khu dân cư, khu nghĩa trang; một bên là âu thuyền, nơi hiện có vài chục tàu cá của ngư dân neo đậu…
Ngược đời là Lý Sơn cũng đang xây dựng kế hoạch biến huyện đảo thành công viên địa chất toàn cầu, trình UNESCO công nhận. Hai việc này không thể song hành, chỉ có thể chọn một trong hai. Lý Sơn đang tự đánh mất mình. Có cách gì hạn chế tốc độ gia tăng dân số lẫn xây dựng? Nếu cứ để Lý Sơn phát triển nóng như hiện nay thì du lịch vỡ trận.

Lo quá, Lý Sơn ơi!

Lý Sơn thay đổi chóng mặt. Các cơ sở lưu trú gia tăng, tỉ lệ thuận với rác và nước thải không qua xử lý. Khách dồn dập đổ về Lý Sơn nhưng dịch vụ chưa đáp ứng kịp…

Nguyễn Văn Mỹ

Coi bài nguyên văn tại : Lo quá, Lý Sơn ơi…!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d