Chuyển đến nội dung chính

Khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn

Ngày 12/1, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thống nhất cho phép Công ty CP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) tiến hành nghiên cứu, khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn. Do chưa nắm thông tin, nên người dân nơi đây thì mỗi người nói một kiểu.

Vị trí là vũng âu thuyền thuộc xã An Vĩnh

Qua tìm hiểu, được biết vị trí mà VIID chọn lựa để đầu tư xây dựng resort, khách sạn và cơ sở dịch vụ, giải trí là nằm trong vũng âu thuyền thuộc khu 10 xã An Vĩnh, gần bên thắng cảnh cổng Tò Vò, chùa Đục (núi Giếng Tiền)… Tuyến đường kè bê tông rộng 7 mét, chia một bên là khu dân cư, khu nghĩa trang, và một bên là âu thuyền, nơi hiện có khoảng vài chục tàu cá nhỏ của ngư dân neo đậu.

Đình làng An Vĩnh – Di tích lịch sử cấp quốc gia, có lịch sử gần 250 năm, cách vị trí xây dựng resort khoảng hơn 2km. Khi nghe hỏi về dự án resor, ông Võ Văn Ở, 74 tuổi, là chủ tự đình An Vĩnh nói không rõ lắm, và nhận định “chắc cái dự án này làm cũng lâu”.

[caption id="attachment_9667" align="aligncenter" width="665"] Đình làng An Vĩnh[/caption]

Ông Ở cho biết, các dự án tại Lý Sơn trước đó, của trung ương hay của tỉnh dân cũng ít biết từ đầu. Như dự án phục dựng, trùng tu đình An Vĩnh năm 2009, gỗ gạc, vật liệu và nhân công từ đất liền đưa ra, nghe huyện thông báo dân mới biết. Cũng như việc xây dựng cảng mới Bến Đình ở An Vĩnh khởi công từ 2016, dân cũng biết chung chung vậy thôi…

[caption id="attachment_9668" align="aligncenter" width="665"] Ông Võ Văn Ở -chủ tự đình An Vĩnh nói không rõ lắm về dự án xây resort[/caption]

Người dân chưa ai nắm thông tin rõ về dự án Resort

Ông Nguyễn Văn Đỏ, người dân khối 10 xã An Vĩnh, nói cũng chưa hay biết gì về dự án. Chỉ tay ra ngoài âu thuyền trước mặt, ông Đỏ nói chắc dự án đưa ra ngoài ấy, chứ trong làng làm gì có đất!

[caption id="attachment_9669" align="aligncenter" width="665"] Ông Đỏ[/caption]

[caption id="attachment_9670" align="aligncenter" width="665"] Cây bàng trăm tuổi ở Lăng Tân nhìn ra âu thuyền nơi sẽ làm resort[/caption]

[caption id="attachment_9671" align="aligncenter" width="665"] TĐiện thờ Phật mẫu Lý Sơn (Thánh thất Cao Đài) nhìn ra âu thuyền[/caption]

Bên dưới cổng Tò Vò, ông Lê Văn Nam (55 tuổi, nhà ở khu 10 An Vĩnh) đang lui hui xúc vụn san hô về cho vào chậu cây cảnh. Ông Nam cho biết chỉ nghe nói đến dự án làm kè biển nối từ cổng Tò Vò đến chùa Hang ở phía đông của đảo thuộc xã An Hải.

[caption id="attachment_9672" align="aligncenter" width="665"] Ông Lê Văn Nam không muốn dự án phá vỡ cảnh đẹp xung quanh[/caption]

Góp ý về dự án xây dựng resort tại Lý Sơn mà bản thân cũng chưa nắm rõ cụ thể, ông Nam nói làm sao phải hài hòa với quanh cảnh chung quanh, không làm xấu hoặc mất đi tầm nhìn vốn đã rất đẹp nơi này.

Có người bảo sẽ xây "đảo Nhân Tạo"

Trên lối nhỏ dẫn về chùa Đục, ông Lê Tám (73 tuổi) đang loay hoay bên vạt tỏi. Hỏi về khu nghĩa trang dày đặc xung quanh chùa, ông Tám nói khu mộ này có từ lâu lắm rồi. Nghe ông bà kể lại, từ thời vua Gia Long, dân nơi này đã chẻ đá, nung vôi để vừa làm nhà, vừa làm mộ. Sau này con cháu đã sửa sang làm mới lại.

Ông Nguyễn Nhơn (60 tuổi, nhà ở khu 10 An Vĩnh) đứng gần bên, kể vừa rồi dự án làm kè nối với chùa Hang đã tính toán giải tỏa đền bù hơn chục ngôi mộ của gia đình, dòng họ ông tại đây. Ông cho biết một số hộ khác cũng đã nhận tiền đền bù mồ mả.

Còn về dự án xây resort, ông Nhơn chỉ tay về phía âu thuyền, bảo cũng nghe nói người ta sẽ xây “đảo nhân tạo” tại đó.

[caption id="attachment_9673" align="aligncenter" width="665"] Ông Lê Tám kể về các ngôi mộ[/caption]

[caption id="attachment_9674" align="aligncenter" width="665"] Ông Nguyễn Nhơn - nghe nói người ta sẽ xây "đảo nhân tạo" tại đó[/caption]

Theo mô tả của người dân, khu vực âu thuyền và cổng Tò Vò, chùa Đục sẽ làm resort này nằm trên một trục vòng cung sát núi và biển từ tây sang đông của đảo, dẫn đến chùa Hang, hang Câu, núi lửa Thới Lới …

Lý Sơn là hòn đảo nổi tiếng tầm cỡ thế giới về sự hoang sơ, trong lành. Được biết, năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận đảo Lý Sơn và vùng phụ cận Bình Châu trong đất liền là Công viên địa chất toàn cầu. Theo các chuyên gia nước ngoài, khu vực này là một “công viên núi lửa” hiếm có trên thế giới.

[caption id="attachment_9675" align="aligncenter" width="665"] Từ phía cổng Tò Vò nhìn xuống khu vực sẽ làm resort[/caption]

[caption id="attachment_9676" align="aligncenter" width="665"] Cổng Tò Vò vắng lặng mùa đông[/caption]

[caption id="attachment_9677" align="aligncenter" width="665"] Và vô cùng ấn tượng vào mùa hè, mùa du lich[/caption]

Lãnh đạo Huyện đã xác nhận có thông tin này

Một lãnh đạo huyện Lý Sơn xác nhận với PV Tiền Phong về việc nhà đầu tư xin đầu tư resort, khách sạn, dịch vụ thương mại, vui chơi tại vị trí trên. Dự án rộng 20 ha trong âu thuyền, ngoài ra nhà đầu tư còn xin mở rộng thêm 50 ha ra biển thuộc thềm san hô vùng nước nông.

Qua xem xét, thấy dự án hài hòa với thiên nhiên, cảnh vật, dưới dạng các warter house, container hotel trên mặt nước, các bể bơi, đài phun nước nghệ thuật, shop mua sắm…. Lãnh đạo tỉnh cũng đã yêu cầu chủ đầu tư bảo đảm không ảnh hướng đến các di tích, danh lam thắng cảnh tại đây, cũng như dự án Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn.

Về dự án xây kè nối với chùa Hang bên kia đảo mang tính quốc phòng do Bộ CHQS tỉnh thực hiện, vị lãnh đạo này cũng cho biết tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh, chỉ làm kè cục bộ chỗ nào sạt lở. Và chỉ giải tỏa mồ mả đoạn từ cổng Tò Vò đến chùa Đục, nhằm giữ lại vẻ hoang sơ của đảo.

TRẦN TUẤN

Đọc nguyên bài viết tại : Khảo sát để đầu tư dự án resort, khách sạn và thương mại tại phía tây đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...