Chuyển đến nội dung chính

Đề xuất cơ chế đặc thù cho công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu

Quảng Ngãi đề xuất áp dụng "cơ chế đặc thù" mời chuyên gia giúp lập hồ sơ trình UNESCO, công nhận công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận.
Tại kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII, nhiệm kỳ 2016-2021, ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, đề xuất áp dụng "cơ chế đặc thù" cho công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận.

[caption id="attachment_9546" align="aligncenter" width="660"]Du khách hòa mình trong làn nước trong vắt bên di sản địa chất núi lửa ở khu vực Bãi Sau (đảo Bé), xã An Bình, huyện Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng. Du khách hòa mình trong làn nước trong vắt bên di sản địa chất núi lửa ở khu vực Bãi Sau (đảo Bé), xã An Bình, huyện Lý Sơn. Ảnh: Minh Hoàng.[/caption]

"Tỉnh cần có cơ chế đặc biệt mời gọi chuyên gia, nhà khoa học nhằm giúp lập hồ sơ bài bản để sớm trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận", ông Trí kiến nghị.

Công nhận Lý Sơn là công viên địa chất cấp tỉnh

Hiện Quảng Ngãi đã công nhận Lý sơn - Bình Châu và vùng phụ cận là công viên địa chất cấp tỉnh. Địa phương này đặt mục tiêu đến tháng 11/2018 hoàn thành hồ sơ trình Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận công viên địa chất Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận cấp quốc gia; sau đó trình UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Từ nay đến giữa cuối năm 2018, Quảng Ngãi sẽ tái hiện không gian trưng bày văn hóa Sa Huỳnh 2.500 đến 3.000 năm ở di chỉ xóm Ốc và suối Chình, huyện đảo Lý Sơn.

"Tỉnh sẽ tổ chức nhiều đợt đi điền dã thực tế, hội thảo trong nước, quốc tế thu thập ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về giá trị di sản địa chất Quảng Ngãi... Từ kết quả này, chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đạt hơn 200 tiêu chí trình UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận vào năm 2020", Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết thêm.

Về vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ yêu cầu cơ quan chức năng, nhà khoa học lập đề án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận cần xác định cộng đồng dân cư làm chủ thể phát triển và hưởng thụ các lợi ích do di sản địa chất mang lại.

Di sản địa chất

Theo đề án, công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn bao gồm vùng trung tâm là huyện đảo Lý Sơn và mở rộng bao gồm: Xã Bình Châu, Bình Phú, Bình Hải (huyện Bình Sơn), Tịnh Kỳ, Tịnh Khê (TP Quảng Ngãi) và một số vùng phụ cận vùng rừng núi Cà Đam (huyện Trà Bồng). Khu vực Lý Sơn - Bình Châu và vùng phụ cận có nhiều tiềm năng về di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

[caption id="attachment_9547" align="aligncenter" width="660"]Rạn san hô tuyệt đẹp bên trầm tích núi lửa Gành Yến, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn). Ảnh: Minh Hoàng. Rạn san hô tuyệt đẹp bên trầm tích núi lửa Gành Yến, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn). Ảnh: Minh Hoàng.[/caption]

Giáo sư Nakada (Nhật Bản), Phó chủ tịch Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu, chia sẻ các tiêu chí về di sản địa chất ở huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu hội đủ điều kiện đa dạng về loại hình, đặc biệt hiếm có.

Núi lửa chiếm 70% diện tích

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, chuyên gia Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nhật Bản), cho biết hoạt động núi lửa ở đảo Lý Sơn xảy ra khoảng 10-11 triệu năm và gần nhất vài nghìn đến 1 triệu năm (trùng khớp thời gian với hoạt động núi lửa tại khu vực ven biển xã Bình Châu và Ba Làng An).

Huyện đảo Lý Sơn có địa hình núi lửa chiếm 70% diện tích. Nhiều di tích được tạo ra từ hoạt động phun trào dung nham của núi lửa, như miệng núi lửa kép trên đỉnh núi Thới Lới, Giếng Tiền, Hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cổng tò vò trên bờ và dưới biển… "Đây có thể xem là viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới, xứng đáng được công nhận là công viên địa chất toàn cầu", ông Hoàng khẳng định.

Minh Hoàng

Xem bài nguyên mẫu tại : Đề xuất cơ chế đặc thù cho công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d