Chuyển đến nội dung chính

Có một “siêu đặc sản” tỏi cô đơn ở xứ Mường Sơn La

Không chỉ ở Lý Sơn, tỏi cô đơn (hay tỏi một nhánh) còn là một trong những đặc sản ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dọc theo Quốc lộ 4G vào huyện Phù Yên những ngày này, hình ảnh bắt gặp đầu tiên là những cánh đồng lúa chỉ mới cách đây một tháng còn đang chín vàng, giờ đã biết thành cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Đây chính là nơi sản sản sinh ra thứ tỏi cô đơn, đặc sản được nhiều du khách tìm mua.

Lộc trời cho

Khác với những loại tỏi thông thường, có nhiều tép, tỏi cô đơn chỉ có duy nhất một tép nhỏ bằng ngón tay út. Loại tỏi này chứa nhiều dinh dưỡng và có khả năng chữa được bệnh. Chính vì vậy tỏi cô đơn Phù Yên được người tiêu dùng nhiều nơi săn đón.

Dọc theo Quốc lộ 4G vào huyện Phù Yên những ngày này, hình ảnh bắt gặp đầu tiên là những cánh đồng lúa chỉ mới cách đây một tháng còn đang chín vàng, giờ đã biết thành cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Đây chính là nơi sản sản sinh ra thứ tỏi cô đơn, đặc sản được nhiều du khách tìm mua.

Có giá cao gấp 5 – 6 lần tỏi thông thường, từ 250.000 đồng – 300.000 đồng/kg nhưng tỏi cô đơn nơi đây cũng vẫn không có đủ cung cấp cho khách hàng vì người mua rất nhiều. Hơn nữa, tỏi cô đơn rất quý hiếm, không phải nơi nào cũng trồng được.

Đang hí hoáy nhổ cây cỏ dại trên ruộng tỏi, chị Mùi Thị Liên, bản Lá, (Gia Phù) một người có kinh nghiệm trồng tỏi nhiều năm, nghỉ tay tiếp chuyện với chúng tôi: "Khi thu hoạch lúa xong bà con chuyển sang trồng tỏi. Tháng 11, thời điểm đầu đông, sương bắt đầu xuống lúc này rất thích hợp để trồng tỏi. Riêng tỏi cô đơn rất khó trồng, tỏi khắc tự có chứ không có giống riêng, trong hàng nghìn m2 tỏi thì chỉ thu được vài kg tỏi mà thôi. Đặc biệt phải trồng giống tỏi tía địa phương mới có sinh ra tỏi cô đơn".

Theo chị Liên, cả cánh đồng tỏi rộng nhưng tỏi cô đơn chỉ ở một, hai khu vực nhỏ vì tỏi rất kén đất, phần lớn phụ thuộc vào đặc tính tự nhiên của đất. Loại tỏi này có đặc trưng riêng là ít bón phân, bởi tỏi phát triển tự nhiên ít tác có tác động từ bên ngoài. Cả ruộng tỏi rộng 1.000 m2 của gia đình chị chỉ thu được 20 kg – 30 kg tỏi cô đơn, trong khi tỏi thường thì thu được gần 2 tấn. “Tỏi cô đơn là do vận may, ông trời cho nó mọc tỏi 1 nhánh trên ruộng của mình thì nó mới mọc chứ mình cũng không làm gì khác được”, chị Liên chia sẻ.

Không phải ngẫu nhiên mà trồng được tỏi cô đơn, thực tế trong hàng chục ha đất trồng tỏi ở Phù Yên mới chỉ thu được ít tỏi cô đơn. Nếu tỏi thông thường phải chọn những nơi đất phù sa, màu mỡ, tơi xốp có độ ẩm cao thì thứ "siêu đặc sản" này lại chỉ được trồng ở những nơi đất rắn, ít phù sa. Đặc biệt, phải là giống tỏi tía truyền thống địa phương thì mới có thể trồng sinh ra nhiều tỏi cô đơn.

Vì tỏi có một nhánh nên chất lượng cao hơn hẳn các loại tỏi khác, lượng tinh dầu cao hơn. Tuy nhiên không phải tất cả những lứa tỏi mọc lên đều là tỏi một nhánh mà tỏi một nhánh chiếm tỉ lệ cực thấp. Nếu thu được 10kg tỏi thường thì chỉ thu được 5 lạng tỏi một nhánh. Do tất cả các tinh chất của cây đều tập trung vào một nhánh tỏi nên tỏi cô đơn Phù Yên chỉ to bằng ngón tay út nhưng rất nhiều tinh dầu.

Công dụng của tỏi cô đơn

Tỏi cô đơn có vị thơm cay nồng đặc biệt, rất giàu dinh dưỡng nên ngoài công dụng làm gia vị cho các món ăn, tỏi cô đơn còn có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Theo các nhà khoa học, tỏi cô đơn không chỉ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có những đặc tính kỳ diệu như có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống tắc nghẽn mạch máu, làm giảm sưng huyết và tiêu viêm, chống lại ung thư…

Chị Nguyễn Thị Hoa, một người chuyên đi thu gop tỏi cô đơn bán cho các thương lái, cho biết: Với vị thơm ngon đặc biệt và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tỏi cô đơn ở Phù Yên được rất nhiều khách hàng ở các tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng… đặt mua liên tục, gom được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, thậm chí tỏi còn bị cháy hàng".

Theo Dân Việt

Xem bài nguyên mẫu tại : Có một “siêu đặc sản” tỏi cô đơn ở xứ Mường Sơn La

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...