Chuyển đến nội dung chính

Tỏi cô đơn liệu có thể tiếp tục “cô đơn” ở Lý Sơn?

Đây là câu hỏi nhiều người băn khoăn khi người Nhật muốn mang giống tỏi voi đến trồng tại Lý Sơn để xuất khẩu.

Người Nhật muốn mang giống tỏi voi đến trồng tại Lý Sơn để xuất khẩu - mới nghe thoáng qua, có thể nhiều người sẽ nghĩ đơn giản là chỉ trồng thêm một giống tỏi khác. Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ liệu việc có thêm một giống tỏi ngoại lai có dẫn đến nguy cơ mất đi một thương hiệu nông sản Việt nổi tiếng hay không?

Theo báo Tuổi trẻ, đây chỉ là lo ngại một phía từ các nhà nông học và người dân bởi đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng nếu được cấp phép tỏi voi Nhật cũng chỉ được trồng thí điểm trên vài chục ha. Ngoài ra, việc có thương hiệu khác du nhập sẽ góp phần tạo ra sự cạnh tranh, thậm chí còn nâng cao giá trị thương hiệu của tỏi Lý Sơn.

Tuy nhiên, vài chục ha cũng là khoảng 1/10 diện tích trồng tỏi tại Lý Sơn. Theo chuyên gia nông học Nguyễn Văn Kết (Đại học Đà Lạt), một khi tỏi Lý Sơn phải chia sẻ nguồn đất vốn dĩ đã không nhiều của huyện đảo này rất có thể năng suất sẽ là điều khiến người dân phải bận tâm.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn mang tỏi voi vào đất Lý Sơn

Theo doanh nghiệp Nhật Bản, giống tỏi voi có năng suất khoảng 4 - 5 tấn/ha. Còn theo thông tin trên website của tỉnh Quảng Ngãi, vào tháng 3/2017, người dân Lý Sơn vui mừng phấn khởi vì tỏi bội thu, tăng 30% so với niên vụ trước, năng suất thu hoạch đạt khoảng 60 - 70 tạ/ha.

Theo nhà nông học Lê Tiến Dũng (Đại học Nông lâm Huế), kém về năng suất có thể khiến tỏi Lý Sơn mất đi vị trí vì cạnh tranh không được, dần dần có thể bị diệt vong như các cây trồng khác hiện nay. Trong quá khứ, Việt Nam đã có bài học đắt giá về giống, đơn cử như lúa de An Cựu của Huế. Theo chia sẻ của người dân, vào những năm 1973, do năng suất chỉ đạt 10 thùng/sào, họ chuyển sang cấy giống lúa khác cho năng suất cao hơn nên giống lúa de của Huế hiện chỉ còn được lưu lại tại Viện lúa Quốc tế tại Philippines.

Đề xuất là của doanh nghiệp, quyết định của Tỉnh

Trước rất nhiều ý kiến băn khoăn đặt ra, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng khẳng định, đề xuất là của doanh nghiệp còn quyết định là của tỉnh. Việc doanh nghiệp Nhật Bản được đi khảo sát không đồng nghĩa với việc được đầu tư.

Chưa rõ quyết định cuối cùng của tỉnh Quảng Ngãi sẽ ra sao, chỉ biết rằng ở các nước phát triển, chính sách bảo hộ nông sản rất được coi trọng bởi quỹ gen là nguồn tài sản quý của quốc gia, giúp các sản vật đặc trưng vùng miền tồn tại đến muôn đời sau. Nhiều người đã biết, tại Lý Sơn, giống tỏi cô đơn là giống tỏi được người tiêu dùng săn lùng nhiều nhất và không biết liệu nó có muốn được mãi "cô đơn" trên huyện đảo hay không?

Theo VTV

Xem bài nguyên mẫu tại : Tỏi cô đơn liệu có thể tiếp tục “cô đơn” ở Lý Sơn?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...