Chuyển đến nội dung chính

Tuyến đường thủy Sa Kỳ – Lý Sơn: Đừng để hành khách ngán ngẩm mỗi khi đi tàu

Nhiều ngày qua, hành khách đi lại bằng tàu cao tốc trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn liên tục phàn nàn cách vận hành của chủ các tàu cao tốc, BQL cảng Sa Kỳ, cảng Lý Sơn khi tàu chạy không đúng thời gian ghi trên vé tàu, hành khách bị nhà tàu “nhốt” trên tàu trong cảnh nóng nực và mất trật tự.

[caption id="attachment_9169" align="aligncenter" width="666"]Tàu Chín Nghĩa 01 liên tục để xảy ra sự cố trong những ngày qua Tàu Chín Nghĩa 01 liên tục để xảy ra sự cố trong những ngày qua[/caption]

Bức xúc vì tàu chạy không đúng giờ

Sáng 3.10, nhiều hành khách mua vé tàu cao tốc Chín Nghĩa 01 đi tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn. Theo lịch chạy tàu ghi trên vé, tàu sẽ khởi hành lúc 9 giờ 30 phút. Đúng theo thông báo, từ 9 giờ hàng chục hành khách lần lượt lên tàu ổn định chỗ ngồi.

Tuy nhiên, đến 9 giờ 30 phút khi tàu chuẩn bị xuất bến, hành khách nhận được thông báo tàu hỏng máy và phải thu dọn hành lý xuống tàu để đi chuyến sau lúc 11 giờ 30 phút.

Anh P.V.M, người mua vé đi chuyến tàu trên cho biết, anh và khoảng 40 hành khách mua vé và ngồi ở nhà chờ cảng Sa Kỳ, đến giờ thông báo thì xuống tàu. Nhưng sau đó, tất cả hành khách đành phải quay trở lại phòng đợi, vì nhận được thông báo là tàu hỏng máy. “Ai nấy đều bức xúc, vì nếu tàu không đảm bảo chất lượng thì không nên cho hoạt động, hoặc báo trước cho hành khách biết. Đằng này, để hành khách mua vé hết rồi, lên tàu xong xuôi thì bảo tàu bị hỏng máy...”, anh M bức xúc.

Hệ thống quạt điều hòa không đảm bảo

Trước đó vào ngày 29.9, nhiều hành khách mua vé tàu chuyến 15 giờ 30 phút để đi Lý Sơn, cũng rơi vào cảnh “bị nhốt” trên tàu hơn 30 phút, dù họ mua vé đầy đủ và tàu không gặp bất kỳ sự cố gì. Nhiều hành khách cho biết, do số người lên tàu quá đông, nhưng hệ thống điều hòa, quạt lại hoạt động không đảm bảo, cộng với khí thải từ động cơ máy tàu, nên không khí rất ngột ngạt.

Đồng thời, lực lượng chức năng xuống soát lại vé lần nữa, rất nhiều người không có vé bị mời ra khỏi tàu, tạo nên cảnh lộn xộn, khiến hành khách rất bức xúc.

Anh Tuấn, hành khách mua vé đi vào chiều 29.9 cho rằng, việc soát vé và quá trình kiểm tra của Cảng vụ không nên để đến giờ tàu chạy rồi mới xuống kiểm tra. “Nếu Cảng vụ kiểm tra sớm hơn, không phải chờ đến sát giờ tàu chạy mới kiểm tra, sẽ không ảnh hưởng đến giờ chạy tàu”, anh Tuấn nói.

Lỗi ở đâu?

Tình trạng tàu xuất bến không đúng theo giờ ghi trên vé, hay cảnh lộn xộn, chen chúc nhau xuống tàu và những người không có vé cũng tìm cách lên tàu, đã tạo ra hình ảnh không mấy thiện cảm đối với du khách khi đến với Lý Sơn. Nhiều hành khách đi trên chuyến tàu Chín Nghĩa 01 vào chiều 29.9 cho rằng, việc các cơ quan chuyên môn đổ lỗi cho hành khách là thiếu trách nhiệm.

Anh Lê Xuân Thọ, hành khách đi trên chuyến tàu này, bức xúc: “Nhà tàu đổ lỗi cho người dân không mua được vé, tự ý xuống tàu là chưa hợp lý. Ở cảng Sa Kỳ, chỉ có một cửa vào bến tàu và được soát vé rất nghiêm ngặt trước khi hành khách xuống tàu, vậy sao lại xảy ra tình trạng dư khách được.

Đây là trách nhiệm của bảo vệ BQL cảng Sa Kỳ, của Cảng vụ, chứ hành khách bỏ tiền ra mua vé đi lại mà bị liên lụy như vậy thì cần phải xem lại”, anh Thọ bức xúc.

Tàu cao tốc Chín Nghĩa 01?

Phó Giám đốc BQL cảng Sa Kỳ Tạ Công Chức cho biết, nguyên nhân xảy ra “sự cố” vào sáng 3.10 là do hành khách xuống tàu hết rồi, nhưng khi tàu nổ máy để rời cảng thì xảy ra sự cố. Hành khách phải thông cảm chờ đi chuyến sau, vì tàu hỏng máy bất ngờ, chứ không phải lỗi công tác quản lý.

Đối với sự cố ngày 29.9, do tàu Chín Nghĩa 01 nhỏ, lượng vé bán ra đã hết, nhưng lượng hành khách cần mua vé để đi lại lớn hơn nhiều, nên nhiều hành khách không có vé vẫn tìm mọi cách để xuống tàu.

“Trước khi tàu nhổ neo, Cảng vụ cho người xuống kiểm tra và phát hiện là lượng người trên tàu vượt quá quy định, nên giữ tàu không cho xuất bến. Sau khi phối hợp với Biên phòng, Cảng vụ kiểm tra và mời toàn bộ hành khách không có vé rời tàu và ổn định tình hình, nên hành trình bị trễ 30 phút so với giờ ghi trên vé tàu.

Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với chủ tàu và báo Cảng vụ đăng kiểm lại, chứ tình hình này không ổn”, ông Chức nói.

LÊ ĐỨC

Đọc nguyên bài viết tại : Tuyến đường thủy Sa Kỳ – Lý Sơn: Đừng để hành khách ngán ngẩm mỗi khi đi tàu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...