Chuyển đến nội dung chính

Người trồng tỏi Lý Sơn và nỗi lo thiếu cát trắng

Với diện tích trên 330 ha đất trồng hành, tỏi, mỗi năm huyện đảo Lý Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi khô, 3.500 tấn củ hành.

Loại cây này có tiềm năng phát triển theo mô hình sản xuất hiện đại, là hướng phát triển của ngành nông nghiệp của huyện đảo.

[caption id="attachment_9191" align="aligncenter" width="653"]Nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn Nông dân trồng tỏi ở Lý Sơn[/caption]

Trong các năm qua, hành, tỏi Lý Sơn liên tục bị rớt giá do thương hiệu này thường bị làm giả. Thế nhưng nỗi lo lớn nhất của nông dân chính là nguồn cát trắng phục vụ sản xuất đang cạn kiệt đến mức báo động.

Thời gian gần đây, cát trắng trên đảo bị khai thác quá mức. Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở KH&CN và huyện Lý Sơn phối hợp nghiên cứu mô hình trồng tỏi không cần sử dụng cát trắng nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Ông Dương Văn Giáp ở thôn Đông, xã An Hải lo ngại: “Chưa bao giờ giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá đất cát trắng lại tăng cao như hiện nay. Một sào đất chi phí cát, phân, giống mất hơn 6 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc trong suốt thời gian dài. Vì vậy, chỉ cần thời tiết không thuận lợi hoặc giá tỏi thấp thì người trồng tỏi xem như không có lời”.

Cải tạo đất, trải cát trắng trên mặt ruộng

Theo phản ánh của nhiều hộ nông dân, tỏi Lý Sơn vốn nổi tiếng thơm ngon với hương vị đặc trưng mà không đâu có thể có được. Tuy nhiên, để có được hương vị đặc trưng này, công việc trồng tỏi của người dân xứ đảo rất công phu.

Trước khi xuống giống, người trồng tỏi phải cải tạo đất. Sau đó sử dụng một lượng cát trắng để trải trên bề mặt ruộng tỏi. Đây là loại cát biển tạo ra từ những con ốc biển và san hô vỡ vụn. Những người có kinh nghiệm lâu năm đều cho rằng chính loại cát này đã tạo nên hương vị thơm, cay đặc trưng cho tỏi Lý Sơn.

Là nông dân có hàng chục năm kinh nghiệm, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Đông, xã An Vĩnh bộc bạch: “Vài năm gần đây, một số người dân đã dùng bè ra biển hút cát đem về bán cho người trồng tỏi nhưng khối lượng không đáng là bao”.

Người dân lo lắng và đau đáu mỗi khi vào mùa vụ

Theo ông Dũng, hiện một xe cát biển 3 m3 được hút lên có giá 750.000 đồng. Mỗi sào phải sử dụng ít nhất hai xe cát. Chính vì vậy, mức đầu tư của mỗi hecta tỏi tăng cao hơn so với mọi năm. Để duy trì sản xuất, nhiều hộ phải sử dụng lại nguồn cát cũ nên cho sản lượng thu hoạch không cao.

Để có 2.000 tấn tỏi mỗi năm cần 70.000-80.000 m3 cát trắng. Đây là bài toán không hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh vụ tỏi mới đang bắt đầu. Tiền đầu tư quá cao mà giá bán thì không ổn định. Người trồng tỏi Lý Sơn dù lạc quan đến mấy cũng không khỏi lo lắng và đau đáu nỗi lo khi mùa vụ đang đến gần.

VĂN MỊNH

Coi thêm tại : Người trồng tỏi Lý Sơn và nỗi lo thiếu cát trắng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th