Chuyển đến nội dung chính

[Kỳ 2]- F5 Lý Sơn: Người trẻ trên đảo già


Lý Sơn thành hình bởi các ngọn núi lửa cách đây tầm 10 triệu năm. Người Sa Huỳnh, người Chăm Pa, người Việt kế tiếp nhau ra sinh sống và xác lập chủ quyền kể cũng đã hàng ngàn năm nay. Hòn đảo đã già. Nhưng trên đảo ấy, nay có một người trẻ, kể cũng khá đặc biệt…

[caption id="attachment_9032" align="aligncenter" width="545"]Ông Nguyễn Viết Vy, Bí thư huyện đảo Lý Sơn Ông Nguyễn Viết Vy, Bí thư huyện đảo Lý Sơn[/caption]


Ngày 1.10.2016, ông Nguyễn Viết Vy (SN 1983) ra đảo nhậm chức Bí thư Huyện ủy Lý Sơn. Lúc đó, ông Vy mới 33 tuổi, Bí thư cấp huyện thị trẻ nhất nước. Với một huyện đảo quan trọng như Lý Sơn thì càng đặc biệt nữa. Thế nên, lúc ông Vy được bổ nhiệm chức danh trên, dư luận và cả báo chí chúng tôi đều tìm chung một câu hỏi: Con của ông lớn nào?

Theo lý lịch, ông Nguyễn Viết Vy (quê quán thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia, có bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị và chính sách công Đại học Queensland (Úc).

Ông Vy từng là Phó phòng Kinh tế - Tổng hợp thuộc Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi, sau đó được điều động giữ vị trí Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ngãi, kiêm thư ký Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ trước khi làm Bí thư Lý Sơn nhiệm kỳ 2015-2020.

[caption id="attachment_9036" align="aligncenter" width="650"]Ông Vy trở về đất liền với gia đình sau một tuần làm việc trên đảo Ông Vy trở về đất liền với gia đình sau một tuần làm việc trên đảo[/caption]

“Cha tôi từng là phóng viên đài huyện Nghĩa Hành, sau vì sức khỏe yếu nên xin nghỉ việc theo chế độ 108. Mẹ tôi ở nhà buôn bán nhỏ nhưng mất từ nhiều năm trước vì bệnh hiểm nghèo. Hai em gái học đại học xong hiện đang ở Bình Dương cũng tự đi tìm việc, tự bươn chải. Phía nhà vợ tôi cũng không có ai có vị trí gì, chỉ là gia đình cách mạng, ba vợ là con liệt sĩ, vậy thôi”, ông Vy kể ngắn gọn về lai lịch gia đình.

Lý giải được việc không phải "con cháu ông nào" rồi thì tiếp tục cho câu hỏi ông bí thư trẻ có năng lực hay không. Ngồi trò chuyện trong bóng mát dưới khuôn viên Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa, bác Phan Đình Điền (56 tuổi, thôn Tây, xã An Vĩnh) tóm gọn thế này: “Năng lực có, đảm đang công việc, tư duy đổi mới, làm dứt khoát, có lợi cho dân”.

Có một chuyện mà người Quảng Ngãi hẳn mới hiểu, Lý Sơn là một huyện đảo biệt lập. Lịch sử khai phá mạnh mẽ nhất bắt đầu từ 15 vị tiền hiền thời Chúa Nguyễn ra khai đất lập làng; hiện là 15 tộc họ lớn trên đảo. Việc xác định thôn xóm, vị trí đất đai cũng thường định hướng theo các tộc họ nằm ở các vùng đất trên đảo. Trên đảo Lớn hiện chia làm 2 xã; xã An Vĩnh có 6 tộc họ lớn, xã An Hải có 7 tộc họ lớn.

[caption id="attachment_9037" align="aligncenter" width="650"]Các bô lão trên đảo kể về sự thay đổi quê hương Các bô lão trên đảo kể về sự thay đổi quê hương[/caption]

Có một dạo, chính quyền xúc tiến làm nhà máy xử lý rác cho đảo. Nhưng khổ nỗi quy hoạch ở xã nào người dân cũng không chịu, bảo sao chỉ mỗi xã tôi chịu hôi thối. Cuối cùng biện pháp dĩ hòa nhất là làm nhà máy ở vùng đất giáp ranh giữa 2 xã, mỗi bên chịu một ít. Rồi như chuyện xây trường cấp 3; đặt ở xã này thì xã kia khiếu nại con cái đi học xa, rồi cuối cùng cũng phải tìm vị trí ở giữa để xây dựng.

Xem thêm: [Kỳ 1] - F5 Lý Sơn: Những mặt trái chua xót sau khi điện lưới về đảo

Nói như vậy để thấy rằng văn hóa theo làng xã, tộc họ vẫn rất đậm đặc ở Lý Sơn. Điều đó buộc người lãnh đạo phải là một "chỉ huy trưởng" công tâm, khách quan để vì lợi ích chung nhất mới tìm được tiếng nói đồng thuận và ủng hộ của người dân.

Những người lớn tuổi ở Lý Sơn lúc đầu cũng chưa thực hư với năng lực của một anh bí thư trẻ. Đến nay, sau hơn 10 tháng đảm nhận công việc, Nguyễn Viết Vy đã bắt đầu khiến người dân đảo tin yêu. Ngày càng có những cuộc gọi, tin nhắn đến số máy bí thư trẻ. Đó là những người dân phản ánh về việc phát hiện vi phạm xây dựng chỗ này, tình trạng nhếch nhác chỗ kia. Có nơi người dân phát hiện việc cán bộ làm sai quy trình tư lợi tiền trong kiểm đếm đền bù đất đai liền nhắn tin ngay cho Vy; anh liền cho kiểm tra ngay và phát hiện đúng như tin báo.

Gần đây, người dân tố giác có 3 cán bộ sử dụng bằng giả đang làm việc ở chính quyền đảo. “Nhận thông tin, tôi gọi gặp ngay 3 người này hỏi rõ thực hư. Họ thừa nhận đúng như vậy. Mình phải dứt khoát để bộ máy được vững mạnh, tuy nhiên cũng không làm khó các em nên biện pháp nhẹ nhàng nhất là để tự các em chủ động xin nghỉ, và họ chấp nhận trong thoải mái. Sau khi họ nghỉ việc, tôi cũng thường xuyên hỏi han, hỗ trợ các em bằng việc tìm kiếm giúp các công việc bên ngoài phù hợp, đến nay mọi thứ đều tốt đẹp cả”.

Trước ngày Nguyễn Viết Vy ra đảo nhận công tác, các di tích, đình làng đóng cửa hầu như suốt ngày, chỉ mở cửa vào những dịp lễ tế. Bác Phạm Quang Ri (60 tuổi), Trưởng Ban quản lý Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa cho biết: “Trước đóng cửa miết vì sợ mấy anh thanh niên vào ăn nhậu phá phách, rồi ăn cắp vặt. Sau khi anh Vy ra thì đề ra việc mở cửa thường xuyên các di tích này. Trưởng ban các di tích được hỗ trợ mỗi người 1,5 triệu/ tháng. Nhưng rồi anh em sống xung quanh di tích chúng tôi chia nhau ra mỗi người một ít rồi cùng nhau thay ca trực, ai không có việc gì thì lên ngồi chơi, có khách thì hướng dẫn cho họ tham quan, thuyết minh về lịch sử di tích. Vậy mà vui, thấy khách họ đến với mình nhiều hơn, Lý Sơn và lịch sử cha ông được biết đến nhiều hơn”.

[caption id="attachment_9038" align="aligncenter" width="650"]Bác Phạm Quang Ri, Trưởng ban quản lý di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa Bác Phạm Quang Ri, Trưởng ban quản lý di tích Âm linh tự và mộ lính đội Hoàng Sa[/caption]

Ở các công sở chính quyền các cấp trên đảo, một cuộc thay đổi đang bắt đầu. Bí thư trẻ kể: “Hầu như cán bộ ở huyện tuổi đời không già lắm, và trong hồ sơ công chức thì luôn đầy đủ các bằng cấp, chứng chỉ nhưng nhiều cán bộ hoàn toàn không biết sử dụng máy tính. Tiếng Anh chưa thạo thì có thể chấp nhận được nhưng thời đại công nghệ mà nhiều người đánh soạn thảo văn bản trên máy tính chưa được là khó chấp nhận. Tôi đã yêu cầu quán triệt cán bộ phải thành thạo về tin học, nếu không biết sử dụng sẽ không bổ nhiệm lại; vậy là họ chủ động tự đi học. Đến nay đã thấy chuyển biến, nhiều người trước không biết nay đã dùng được máy tính cơ bản như Word, Excel…”.

Tôi nói chuyện nhiều với Nguyễn Viết Vy về chủ đề Lý Sơn. Dường như đánh thức, làm đẹp, làm giàu mạnh hòn đảo này là đam mê của của anh ta. Tôi nhắc đến câu chuyện ông Nguyễn Bá Thanh Đà Nẵng và câu nói đại ý của ông rằng người ta sẽ không cần biết anh kinh qua chức vụ gì, người ta chỉ nhớ là anh đã làm được gì…

[caption id="attachment_9039" align="aligncenter" width="650"]Ông Vy đi tàu cao tốc ra đảo công tác Ông Vy đi tàu cao tốc ra đảo công tác[/caption]

“Mong muốn của tôi là làm sao huyện được phát triển một cách tốt nhất. Tôi sẽ làm hết sức có thể để được điều đó. Nếu mình làm hết khả năng mà vẫn không tốt lên được thì sẽ xin chuyển để người khác lên tốt hơn”. Tôi hỏi: “Nói vậy có lý thuyết quá không, chức vụ là một quá trình phấn đấu, thậm chí muốn từ bỏ cũng đâu dễ theo quy định?”.

“Mọi thứ đều không là một mẫu chung. Khi mình đam mê và thật sự nỗ lực vì công việc nào đó thì điều quan trọng nhất là những cái mình làm ra được. Tôi muốn tôi sẽ như vậy”, Bí thư Vy tâm sự.

Lê Đình Dũng

Coi thêm tại : [Kỳ 2]- F5 Lý Sơn: Người trẻ trên đảo già

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...