Chuyển đến nội dung chính

[Kỳ 1]- F5 Lý Sơn: Chọn phát triển xanh hay bê tông hóa?


Đảo Lý Sơn được ‘đánh thức’ muộn nên còn ngổn ngang những tư duy cũ. Khi được ‘đánh thức’ thì huyện đảo lại phát triển quá nóng. "Đại chỉnh" đảo là vấn đề cần làm ngay…

[caption id="attachment_9052" align="aligncenter" width="545"]Dân số Lý Sơn ngày càng tăng cao khiến áp lực về đất ở rất lớn Dân số Lý Sơn ngày càng tăng cao khiến áp lực về đất ở rất lớn[/caption]

Với tập quán cư trú quây quần theo tộc họ, làng xã; người Lý Sơn thường chôn cất người thân qua đời quanh khu vực mình sinh sống. Mộ quanh nhà thờ họ, mộ ở sát nhà. Với khoảng 10km2 toàn đảo, dân số khoảng 22.000 người, những ngôi mộ chen lẫn đủ sắc màu dần san sát cạnh những ngôi nhà, trên các ngọn đồi, trong những ô ruộng tỏi.

[caption id="attachment_9053" align="aligncenter" width="650"]Mộ huyệt nằm chen chúc trong những ruộng tỏi trên đảo Mộ huyệt nằm chen chúc trong những ruộng tỏi trên đảo[/caption]

Người ngày càng sinh sôi, đất ngày càng thu hẹp, việc quy hoạch một nghĩa trang chung cho đảo là vấn đề trọng yếu để quy hoạch lại khu dân cư, sắp xếp chỗ ở.

Ông Nguyễn Tự (thôn Tây, xã An Vĩnh) kể: “Thời các bậc tiền hiền ra khai khẩn, đảo còn hoang sơ lắm. Các vị phân chia khu vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo. Dân ít, đất rộng nên khi có người qua đời thì thường chôn ở nghĩa địa tộc họ hoặc quanh quẩn gần nhà cho tiện chăm sóc lăng mộ, hương hỏa. Cứ thế, thói quen đến tận bây giờ”.

“Khi tôi mới ra đảo, ấn tượng đầu tiên, cũng như với bao du khách tới Lý Sơn, đập vào mắt mình là hàng ngàn ngôi mộ. Mộ quanh nhà, mộ chen ruộng tỏi; mình nhìn thấy cũng nhợn chứ. Nếu mà có khu nghĩa địa tập trung thì diện tích đất trống sẽ tăng lên nhanh lắm”, Bí thư Lý Sơn Nguyễn Viết Vy kể.

[caption id="attachment_9054" align="aligncenter" width="650"]Đảo nhỏ, nhà cửa người sống chen lẫn với mồ mả người chết Đảo nhỏ, nhà cửa người sống chen lẫn với mồ mả người chết[/caption]

Cùng với kế hoạch của tỉnh, vị bí thư trẻ xác định công việc quan trọng nhất cho mình trong những tháng đầu tiên làm việc ở Lý Sơn là thực hiện cho bằng được dự án khu nghĩa địa tập trung toàn huyện. Nếu làm được việc này thì giải quyết được nhiều vấn đề, sắp xếp gọn lại đảo, có thêm quỹ đất cho người sống vừa bảo đảm được vấn đề môi trường. Vị trí được hình dung phải là nơi đất đai không sử dụng được, nơi có ít người và ít ảnh hưởng đến diện tích ruộng sản xuất.

Nhưng đây cũng là khó khăn lớn nhất khi ông Vy phải đối diện với tập tục và thói quen cũ của người dân trên đảo. “Lúc đầu nhiều cán bộ, kể cả trong Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo xã và nhân dân yêu cầu mỗi xã làm một nghĩa địa, không có làm chung. Tư tưởng kiểu như người ở xã An Vĩnh thì không được chôn trên đất xã An Hải. Ngay cả Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội phụ nữ xã An Vĩnh lúc đầu cũng không đồng ý”.

Để thuyết phục, Bí thư Vy đã tổ chức các cuộc họp dân ở các khu dân cư, các tộc họ trên đảo. “Mất mấy tháng trời để đối thoại cùng người dân, đưa ra 2 phương án làm chung hoặc tách riêng từng xã. Lúc đầu cũng có nhiều ý kiến này nọ. Sau rồi nhiều cụ lớn tuổi đã có ý kiến đồng thuận, họ quyết liệt cho việc làm một nghĩa trang chung, thời buổi đất chật người đông phải tiết kiệm đất cho người sống, không những vậy còn tính đến việc hỏa táng trong tương lai”, ông Vy kể.

Rồi quán triệt trong Ban thường vụ, các hội đoàn thể xuống từng tổ dân phố, khu dân cư họp dân thuyết phục.

Theo ông Vy, thực hiện dự án nghĩa trang tập trung toàn huyện sẽ phục vụ cho các mục tiêu: vừa giải quyết nhu cầu chôn mới; vừa cải táng các ngôi mộ rải rác trên đảo đưa vào; đưa vào quy chuẩn một mẫu mộ chung, người giàu cũng như người nghèo chứ không phải người có tiền thì mộ to mà người khó khăn thì mộ nhỏ. Không những vậy sẽ quy hoạch sẵn một vị trí để sau này làm đài hỏa táng.

[caption id="attachment_9055" align="aligncenter" width="650"]Nghĩa trang chung cho toàn huyện đang được xây dựng ở triền đồi giáp ranh giữa 2 xã An Hải và An Vĩnh Nghĩa trang chung cho toàn huyện đang được xây dựng ở triền đồi giáp ranh giữa 2 xã An Hải và An Vĩnh[/caption]

“Bây giờ thì mọi người đã quay lại ủng hộ chủ trương này rồi”, Bí thư Vy cho hay.

Theo thống kê, có khoảng 6.000 ngôi mộ nằm quanh đảo, trong đó có khoảng 2.000 mộ nằm rải rác cần phải cải táng di dời vào nghĩa trang tập trung. Dự án nghĩa trang tập trung có tổng mức đầu tư 55 tỉ đồng.

“Việc xây dựng nghĩa trang tập trung hiện đang triển khai. Tuy nhiên kinh phí để di dời từng ngôi mộ vào thì huyện không có; việc này mong sao tỉnh có hỗ trợ để thực hiện được sớm nhất. Cái này nói thiệt, vì cái chung tôi làm chứ động đến mồ mả nhiều quá mình cũng ớn chứ. Nhưng thôi, mình là người đứng đầu nên mình phải quyết tâm cùng sự ủng hộ của người dân để làm”, ông Nguyễn Viết Vy cho hay.


Từ khi điện lưới quốc gia kéo ra đảo, tốc độ xây dựng nhà cửa, khách sạn, đường sá ở Lý Sơn tăng chóng mặt. Hòn đảo nhỏ như một đại công trường, giá thép, giá cát, xi măng cao ngất ngưởng nhưng ai cũng hối hả xây. Nhiều doanh nghiệp cũng đua nhau ra đảo xây các cơ sở dịch vụ. Trên một hòn đảo trọc lóc giữa biển, nhà cửa cao tầng mọc lên san sát đang tiệm cận nguy cơ phá vỡ cân bằng.

[caption id="attachment_9056" align="aligncenter" width="650"]Sau khi hòa điện lưới quốc gia, đảo Lý Sơn phát triển nóng với các công trình xây dựng ồ ạt Sau khi hòa điện lưới quốc gia, đảo Lý Sơn phát triển nóng với các công trình xây dựng ồ ạt[/caption]

Một vài người còn cổ súy phải xây dựng "đô thị biển" nhưng hoàn toàn lọt thỏm giữa những ý nghĩ cấp tiến và khoa học hơn, đó là Lý Sơn phải là một hòn đảo xanh.

Việc xây dựng ồ ạt không theo một quy hoạch nào cả khiến Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã phải đề nghị tạm dừng ban hành quy chế quản lý quy hoạch không gian kiến trúc đô thị trên địa bàn huyện Lý Sơn. Mới đây, tỉnh này đã ban hành quy hoạch phát triển huyện Lý Sơn tỉ lệ 1/2.000 nhằm kiểm soát việc đô thị hóa và phát triển bền vững hòn đảo này.

Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 xã: 2 xã An Vĩnh và An Hải ở đảo Lớn; xã An Bình nằm ở đảo Bé có diện tích rất nhỏ, đường kính đảo khoảng 1km. Thế nhưng, chính quyền chưa quan tâm hết mức đến việc phát triển xanh, có một thời gian việc xây dựng đường bê tông được triển khai rầm rộ và dày đặc trên hòn đảo nhỏ này. Mới đây, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục lên phương án bảo tồn khẩn cấp đảo Bé, hướng tới việc đề xuất lên UNESCO công nhận Lý Sơn và vùng biển xung quanh là công viên địa chất toàn cầu.

[caption id="attachment_9058" align="aligncenter" width="650"]Những thắng cảnh đẹp ở đảo Bé bị làm xấu bởi các con đường, công trình bê tông hóa Những thắng cảnh đẹp ở đảo Bé bị làm xấu bởi các con đường, công trình bê tông hóa[/caption]

Ông Vy kể: “Bên đảo Bé tôi phải làm căng mới ngừng được việc bê tông hóa. Ở bãi Sau, nơi người dân đang dựng lều buôn bán, họ cho làm đường bê tông rất to. Mấy nhà khoa học ra thấy vậy thì khóc bảo chỗ đó là di tích núi lửa, làm đường vậy làm sao khôi phục lại được. Thứ hai nữa, đảo thì nhỏ mà làm đường to quá, rộng đến 5m. Qua kiểm tra tôi cho đình chỉ ngay, họ đòi tiếp tục làm nhưng tôi nói sẽ kỷ luật nên mới thôi”.

Ở trên đảo Lớn, nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú xây dựng không đúng, ông Vy cũng phải xuống tận nơi chỉ đạo xử lý ngay.

Tuy nhiên, việc xây dựng quá nóng từ sau khi có điện đã làm Lý Sơn méo mó; dừng lại lúc này đã là hơi muộn. Việc tiếp theo nếu muốn bền lâu thì phải cứu đảo, trả lại những gì mà đảo có; nếu không, Lý Sơn sẽ "chết"…

Lê Đình Dũng

Coi nguyên bài viết ở : [Kỳ 1]- F5 Lý Sơn: Chọn phát triển xanh hay bê tông hóa?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tàu lạ đâm chìm tàu ngư dân Lý Sơn đang khai thác rong biển ở Hoàng Sa

Trong lúc tham gia khai thác rong biển (rau chân vịt) tại ngư trường Hoàng Sa, một tàu cá cùng 7 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu của nước ngoài đâm chìm. Hiện 7 ngư dân trên tàu cá đã được kịp thời cứu vớt và đang trên đường đưa về bờ. Chiều 27.5, thông tin từ UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá bị đâm chìm mang số hiệu QNg 967.98 – TS, do ngư dân Lê Hơn (ở thôn Tây xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) làm chủ kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 7 lao động đều là người địa phương. Tàu cá QNg 967.98 – TS cùng 7 lao động xuất bến tại đảo Lý Sơn ra khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 18.5 đến ngày 24.5. Khi tàu đang khai thác rong biển tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu của nước ngoài xuất hiện, ngăn cản và đâm chìm. Chủ tàu cá bị nạn đã kịp thời liên lạc với tàu cá địa phương đang khai thác hải sản tại ngư trường này và được cứu vớt kịp thời. Ngay sau khi được cứu vớt lên tàu cá, chủ tàu bị nạn đã liên lạc về đất liền báo cáo và Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 2 đã ...

Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Tại huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay, giá hành, tỏi đang liên tục giảm. Tại chợ huyện Lý Sơn, 1 kg tỏi khô loại 1 được tư thương thu mua với giá dao động ở mức 50.000-55.000 đồng, giá hành tím cũng chỉ trên dưới 15.000-17.000 đồng/kg, thấp hơn so với thời điểm sau Tết nguyên đán 20.000-30.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều nông dân trồng tỏi, năm nay vì lượng tỏi được tư thương lén lút vận chuyển từ đất liền về đảo để trộn với tỏi Lý Sơn rồi tuồn ra thị trường tiêu thụ kiếm lời nên tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Điều này khiến giá tỏi liên tục hạ dài. Được biết thời gian qua, huyện Lý Sơn đã tăng cường các biện pháp để bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ và vận động các chủ tàu thuyền không chở tỏi về đảo, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp lén lút vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo để trộn với tỏi Lý Sơn… Phạm Mịnh Coi thêm ở : Lý Sơn tăng cường bảo vệ thương hiệu tỏi

Lý Sơn đạt tổng doanh thu từ du lịch hơn 276 tỷ đồng

Năm 2018, kinh tế Lý Sơn tiếp tục tăng trưởng ổn định, Quốc phòng an ninh được giữ vững, sản xuất, kinh doanh có bước chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Lý Sơn đạt gần 1.700 tỷ đồng, tăng 11%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đã đạt trên 35 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng so với năm 2017. Kết quả này xứng đáng để Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân huyện Lý Sơn tự hào về những thành tựu đạt được. Và, để có được thành quả trên, sự đóng góp của ngành du lịch – một ngành kinh tế trọng tâm được Lý Sơn xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020 là đặc biệt lớn. Chính sự lựa chọn phát triển du lịch để bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội đã giúp cho đảo Lý Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân trên đảo không ngừng được nâng cao. Bên đĩa bánh, hạt dưa ngày Tết, vợ chồng bà Võ Thị Lan – chủ dịch vụ du lịch home stay Loan Anh vui mừng vì năm 2018 là một năm làm dịch vụ du lịch thành công của gia đình mình. Mô hình du lịch home stay đã giúp...