Chuyển đến nội dung chính

Nhiều VĐV ngất xỉu tại giải marathon ở Lý Sơn, 2 người phải đưa vào bờ cấp cứu

Hàng chục VĐV đã bị sốc nhiệt cần sự trợ giúp của y tế khi tham dự Giải Tiền Phong marathon sáng 5-7 tại đảo Lý Sơn. Hai VĐV sau khi cấp cứu đã phải đưa lên tàu cao tốc vào bờ để chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.

Do thời tiết nắng nóng, một số VĐV nỗ lực thi đấu quá sức chịu đựng của cơ thể nên đã bị sốc nhiệt, chuột rút phải cấp cứu

Do dịch COVID-19, giải vô địch quốc gia marathon và các cự ly dài (Tiền Phong marathon) 2020 lẽ ra được tổ chức vào tháng 3 nhưng phải lùi sang ngày 5-7 tại đảo Lý Sơn.

Để chuẩn bị cho giải đấu lần đầu tiên diễn ra trên một hòn đảo giữa mùa hè nóng nực, ban tổ chức đã chuẩn bị chu đáo khâu y tế, chăm sóc sức khỏe cho VĐV.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Giới cho biết bệnh viện đã điều tổ cấp cứu của bệnh viện gồm 2 bác sĩ chấn thương chỉnh hình và hồi sức cùng với các điều dưỡng đến Lý Sơn tham gia hỗ trợ y tế địa phương làm nhiệm vụ tại giải đấu.

Ngoài ra, bệnh viện cũng bố trí xe cứu thương tại khu vực cảng Sa Kỳ để ứng phó khi có trường hợp cấp cứu cần chuyển viện vào đất liền.

Khi giải đấu diễn ra sáng 5-7, đội ngũ y tế túc trực suốt dọc đường chạy. Ngoài ra, các xe cấp cứu cũng đi theo các VĐV trong suốt đoàn đua. Trên đường chạy do thời tiết rất nắng nóng, nên mỗi 1- 1,5km ban tổ chức lại bố trí điểm tiếp nước, điện giải, đồ ăn nhẹ cho VĐV.

Mặc dù cự ly marathon 42,195km xuất phát từ 4h30 nhưng chưa đầy 6h sáng trời đã nắng chói chang. Vì vậy trên dọc đường đua ven biển, vài chục VĐV tham gia thi đấu, nhất là ở các cự ly 21km, 42km đã bị chuột rút, căng cơ, sốc nhiệt phải bỏ cuộc.

Có những VĐV đã phải dừng cuộc đua và truyền nước ngay trên vệ đường. Ngay như VĐV giành HCĐ SEA Games Phạm Thị Hồng Lệ cũng bị chuột rút hàng tiếng đồng hồ. Sau khi được trợ giúp y tế, Hồng Lệ mới có thể tiếp tục cán đích.

Một VĐV phải cấp cứu ở khu vực y tế tại vạch đích

Trên đường chạy, do có quá nhiều VĐV phải cần sự trợ giúp của y tế nên xe cấp cứu hú còi và chạy liên tục. Trong khi đó ở trạm y tế của ban tổ chức ở vạch đích nhiều VĐV sau khi cán đích đã phải ngay lập tức được cấp cứu vì sốc nhiệt nặng.

Tiêu biểu như nữ VĐV C.N. - một trong những VĐV chạy phong trào hàng đầu Việt Nam từng tham dự nhiều giải marathon khắp nơi trên thế giới - cũng phải có người bế ở vạch đích vì kiệt sức.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một thành viên ban tổ chức cho biết: "Trong số các VĐV bị sốc nhiệt, chuột rút phải cấp cứu có 2 người bị nặng là anh Phùng Văn Linh (HLV đội tuyển điền kinh trẻ Việt Nam), chị Nguyễn Thị Kim Thảo (TP.HCM). Hai VĐV này đã được ban tổ chức đưa lên tàu cao tốc từ đảo vào bờ để đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Một số VĐV khác sau khi được trợ giúp về y tế đều hồi phục tại đảo và sau đó có thể ra về".

Nhiều VĐV tham dự giải đấu cho biết Tiền Phong marathon 2020 là giải đấu có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất mà họ từng tham dự ở Việt Nam.

Rất may với sự chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức trong khâu y tế nên các VĐV thi đấu quá sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng đều được cấp cứu kịp thời.

Khương Xuân

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Nhiều VĐV ngất xỉu tại giải marathon ở Lý Sơn, 2 người phải đưa vào bờ cấp cứu

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d