Chuyển đến nội dung chính

Bất lực bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn

Tình trạng tỏi nhái, tỏi kém chất lượng xuất hiện tràn lan khiến thương hiệu tỏi Lý Sơn bị ảnh hưởng nặng

[caption id="attachment_11373" align="aligncenter" width="960"]Tỏi Lý Sơn chính gốc Tỏi Lý Sơn chính gốc[/caption]

Mấy hôm nay, hàng ngàn người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi như ngồi trên lửa vì giá tỏi Lý Sơn liên tục sụt giảm. Việc giá cả của một đặc sản được ví như "vàng trắng" của huyện đảo này lao dốc là bất thường, chưa có tiền lệ.

Tỏi tràn ngược ra huyện đảo và giả hiệu Lý Sơn

Dẫn chúng tôi vào kho chứa gần 10 tấn tỏi Lý Sơn, bà Nguyễn Thị Thanh, một người dân trên đảo, cho biết cuối mùa vụ tỏi (khoảng cuối tháng 8), giá tỏi còn khoảng 70.000 đồng/kg. So với nhiều năm trước, giá này là rất thấp nên gia đình bà quyết định giữ toàn bộ tỏi làm được, mua thêm ít tấn nữa dự trữ đợi giá lên sẽ bán. Không ngờ càng giữ, giá tỏi càng sụt giảm, bây giờ cao nhất chỉ còn 35.000-40.000 đồng/kg. "Tỏi để lâu sẽ mọc mộng, hư hỏng nên buộc tôi phải bán bớt, chấp nhận lỗ. Từ trước tới giờ, chưa năm nào giá tỏi lại rớt như thế này. Với vốn liếng, công sức chúng tôi bỏ ra, giá tỏi như thế chắc chắn lỗ nặng" - bà Thanh nói.

[caption id="attachment_11372" align="aligncenter" width="720"]Chiến dịch giải cứu tỏi Lý Sơn Chiến dịch giải cứu tỏi Lý Sơn[/caption]

Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, tổng sản lượng vụ tỏi đông xuân 2017-2018 ước trên 2.000 tấn tỏi khô. Hiện huyện Lý Sơn tồn đọng khoảng gần 300 tấn tỏi khô. Do đó, UBND huyện đang kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ người trồng bán tỏi với giá 60.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Cảnh, một thương lái thu mua tỏi Lý Sơn, cho biết giá tỏi giảm từ cách đây 2 tháng. "Những năm trước, du khách đến Lý Sơn thường mua tỏi đem về làm quà nhưng xu hướng này ngày càng giảm. Nguyên nhân là do tỏi giả, tỏi kém chất lượng từ các nơi trà trộn vào "vương quốc" tỏi khiến du khách mất lòng tin" - ông Cảnh nhận định.

Ông Cảnh đưa chúng tôi xem 2 bao tỏi, trong đó có tỏi Lý Sơn và tỏi có nguồn gốc từ nơi khác đưa đến nhưng hình thức rất giống nhau. Ông cho rằng đây là nguyên nhân khiến giá tỏi Lý Sơn lao dốc. "Hằng ngày, tỏi từ các nơi khác trong đất liền cứ vô tư được mang ngược ra đảo, trà trộn vào tỏi Lý Sơn, giả tỏi Lý Sơn để bán ra cho du khách. Thậm chí, chở ngược vào đất liền bán với giá tương tự, trong khi chất lượng thì khác xa nhau. Như vậy sao không ảnh hưởng, làm mất giá cho được" - ông Cảnh bức xúc.

Hướng đến phát triển bền vững

Ông Nguyễn Văn Công, một trong những người gắn bó nhiều năm với tỏi Lý Sơn, nhìn nhận những năm trước, giá tỏi Lý Sơn có thời điểm chạm mốc 150.000 đồng/kg, thấp nhất cũng 60.000-70.000 đồng/kg. Nhưng năm nay thì rớt tới mức đáng báo động. "Việc này chứng tỏ sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng khi thương hiệu tỏi Lý Sơn liên tục bị xâm hại. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chắc chắn giá tỏi Lý Sơn sẽ còn giảm nữa, người trồng tỏi có lẽ phải bỏ nghề dần" - ông Công lo lắng.

Cũng theo nông dân này, việc cấp bách hiện nay là làm sao bảo vệ được thương hiệu tỏi Lý Sơn, ngăn chặn được tỏi kém chất lượng tràn ra đảo, nhái thương hiệu tỏi Lý Sơn. "Còn việc kêu gọi tổ chức này, đơn vị kia giải cứu chỉ là giải pháp tạm thời. Một thương hiệu bền vững không trông chờ vào giải cứu" - ông Công phân tích.

Ông Nguyễn Văn Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh và Chế biến hành tỏi Lý Sơn, cũng thừa nhận tỏi Lý Sơn đang mất dần thương hiệu. Ông Định đề nghị phải xây dựng chỉ dẫn địa lý, in bao bì, nhãn mác, tem chống giả cho tỏi Lý Sơn. Nên xem giải cứu, xử phạt là những giải pháp tạm bợ.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho rằng giá tỏi Lý Sơn giảm mạnh, thương hiệu tỏi Lý Sơn bị tổn hại là rất đáng lo nhưng để giải quyết triệt để tình trạng này không phải dễ dàng. "Về nguyên tắc, việc chở tỏi ở nơi khác về Lý Sơn là chuyện bình thường, mình không thể cấm lưu thông hàng hóa. UBND huyện chỉ có thể xử phạt nếu bắt quả tang hành vi trộn tỏi từ các nơi khác vào tỏi Lý Sơn, giả thương hiệu tỏi Lý Sơn bán ra thị trường. Nhưng việc này cũng rất khó. Lâu nay, huyện chỉ tập trung tuyên truyền là chính, đồng thời vận động người dân chung tay bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn" - bà Hương nói.

Tử Trực

Coi thêm ở : Bất lực bảo vệ thương hiệu tỏi Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d