Chuyển đến nội dung chính

Lý Sơn: Xây dựng nghĩa trang tập trung để bảo vệ môi trường, cảnh quan

Việc huyện Lý Sơn triển khai đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung để phục vụ nhu cầu di dời, an táng, đồng thời giảm áp lực cho các nghĩa trang trên địa bàn là điều hết sức cần thiết và nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương.

Nghĩa trang tại 2 xã An Vĩnh và An Hải rộng hàng chục hécta và được xây dựng khá lâu, hiện nay các nghĩa trang này đều quá tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân xung quanh.

Ông Trương Văn Trung - ở thôn Đông, xã An Hải chia sẻ: Vài chục năm trước, khi mới quy hoạch khu vực lân cận với hang Câu và khu vực Nhà máy nhiệt điện làm nghĩa trang để chôn cất người quá cố, lúc đầu các ngôi mộ đều được chôn theo một hướng “đầu gối sơn, chân đạp thủy”, hàng lối so le nhau khá đẹp, lại cách nhà dân khá xa. Tuy nhiên, vì quá tải nên thời gian sau mồ mả được chôn san sát, chiếc nọ lấn chiếc kia ken kín.

Nhiều ngôi mộ được chôn sau này nằm cách nhà dân không xa, nên người sống chấp nhận sống chung với người chết. Bên cạnh đó, vì mồ mả được chôn dày đặc, không có quy hoạch, nên nhiều hộ dân khi gia đình có người qua đời thì chôn cất ngay trong ruộng tỏi của mình, gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

Còn tại xã An Vĩnh, cảnh mồ mả được chôn cất trong khu dân cư vài chục năm trước, nhưng chưa được di dời còn khá nhiều. Dạo một vòng quanh các khu dân cư, nhiều mồ mả được chôn cất từ lâu còn ẩn hiện trên các ruộng hành, tỏi, thậm chí ngay trong đất thổ cư cạnh nhà ở.

Lâu nay, việc làm “hàng xóm của người đã khuất” không phải là nỗi ám ảnh duy nhất của người dân Lý Sơn. Dù sống giữa bốn bề mồ mả, nhưng người dân vẫn mang nỗi ám ảnh “chết không có đất chôn”, hoặc “đất nhà cứ chôn”. Bởi một số người dân cho rằng, đất nhà mình, mình cứ chôn người thân, bấp chấp việc ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ông Võ Kỳ, một người dân ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết thêm, trước nhà ông là khu thổ mộ của dòng họ, khu thổ mộ này được xây dựng vài chục năm nay, hiện nay xung quanh khu thổ mộ đều là nhà dân được xây dựng mới, biết là ở chung với người chết là điều không thể, nhưng các hộ dân cũng chẳng biết phải làm sao, nhưng khổ nhất vẫn là nguồn nước sinh hoạt. Do ở xa nguồn nước ngọt, nên phần lớn người dân ở khu vực này đều phải sử dụng nước giếng khoan, nên nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn.

Theo quy hoạch chung về việc xây dựng Lý Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảo Lý Sơn sẽ trở thành đô thị biển xanh sạch đẹp, văn minh, do đó, việc chính quyền huyện đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung có diện tích hàng chục hécta tại khu vực núi Hòn Sỏi là điều cần thiết.

Bí thư Huyện ủy Lý Sơn Nguyễn Viết Vy, cho rằng: Việc đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung tại núi Hòn Sỏi là nhiệm vụ quan trọng, bởi ngoài làm thay đổi phong tục tập quán, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương trong việc chôn cất người chết, điều quan trọng đó là quy tập mồ mả hiện được chôn rải rác trên đảo về đây, vừa tiết kiệm được quỹ đất, vừa tạo mỹ quan và môi trường.

Việc triển khai thực hiện xây dựng nghĩa trang tập trung tại núi Hòn Sỏi đã được người dân thấu hiểu, thông suốt, đồng thuận cao với chủ trương của Thường vụ Huyện ủy về quy hoạch để phát triển Lý Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Văn Mịnh

Tham khảo bài viết gốc ở : Lý Sơn: Xây dựng nghĩa trang tập trung để bảo vệ môi trường, cảnh quan

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d