Chuyển đến nội dung chính

Khoác “áo mới” cho môi trường ở đảo Lý Sơn

Bây giờ, trên các tuyến đường trung tâm, dọc bờ biển và hầu hết ven các tuyến đường nông thôn ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), rác thải đã được thu gom, dọn sạch đưa về các điểm tập kết để xử lý...

Nửa năm trước, nếu ai từng đến Lý Sơn không lạ gì cảnh xấu xí, nhếch nhác của môi trường trên đảo. Rác bị vứt bỏ khắp nơi, đặc biệt tại khu vực biển tại cảng An Vĩnh, các điểm cống dẫn và thoát nước, rác dồn thành từng đống nổi lềnh bềnh trên biển.

Còn ven tuyến đường ở trung tâm huyện, dẫn vào các danh lam thắng cảnh luôn đầy rẫy các đống đất thải lớn nhỏ do người dân đổ ra sau khi cào bỏ thay đất mới để trồng hành, tỏi. Có nơi, đất thải nông nghiệp (NN) đổ tràn xuống lòng đường.

Theo chính quyền Lý Sơn, bình quân số lượng đất cũ thải ra khoảng 50m3/ha/năm. Với tổng diện tích trồng hành, tỏi của Lý Sơn hiện trên 330ha thì khối lượng đất NN thải ra trên 16.000m3/năm. Tình trạng trên không chỉ làm cho môi trường Lý Sơn vô cùng xấu xí, nhếch nhác mà gây nhiều bức xúc, ấn tượng không tốt cho du khách.

Những hình ảnh và ấn tượng không tốt đó đã dần được xóa bỏ, với việc huyện thành lập và đưa Đội quản lý trật tự xây dựng - Đô thị và môi trường (QLTTXD-ĐTMT) vào hoạt động vào tháng 7.2017. Sau khoảng 7 tháng đảm nhận, cùng với thực hiện các nhiệm vụ khác, Đội QLTTXD-ĐTMT Lý Sơn đã thật sự tạo bước chuyển biến mới đối với cảnh quan môi trường.

Ông Đặng Tấn Thành - Đội trưởng QLTTXD - ĐTMT huyện Lý Sơn tâm sự: "Đơn vị mới thành lập, kiêm nhiệm một số công việc khác, với số thành viên chỉ 6 người trong khi phải xử lý một lượng rác và đất thải NN quá lớn trên địa bàn toàn đảo nên vô cùng vất vả…". Ông Thành cho biết thêm, đối với rác sau khi quét dọn thì tập trung tại các thùng chứa đặt ven các tuyến đường, còn đất thải NN thì đưa về 17/23 điểm tập kết mà huyện đã quy hoạch. "Riêng dịp trước tết cổ truyền vừa rồi, để tạo môi trường sạch đẹp hơn nhằm đón du khách ra đảo vui chơi, cả đội phải làm đến tận cuối đêm 29 âm lịch mới nghỉ, đến mùng 4 tết thì tất cả trở lại làm việc" - ông Thành cho biết.

Sự kiên quyết chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền địa phương và nỗ lực của Đội QLTTXD-ĐTMT huyện đã khoác lên môi trường nơi đây chiếc “áo mới”, góp phần để ngành du lịch Lý Sơn phát triển ngày càng mạnh hơn.

Theo Dân Việt

Xem nguyên bài viết tại : Khoác “áo mới” cho môi trường ở đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d