Chuyển đến nội dung chính

Phụ nữ Lý Sơn – Hãy hạn chế sử dụng túi Ni lông

​Phụ nữ Lý Sơn đã và đang phát động một phong trào mang tính đột phá, tuyên truyền,vận động mọi người hãy giảm thiểu sử dụng túi Ni lông để bảo vệ môi trường, biến Lý Sơn trở thành hòn đảo xanh-sạch-đẹp như kỳ vọng của nhiều người. Công việc mang nhiều ý nghĩa thiết thực này sẽ được bắt đầu từ xã đảo An Bình (đảo Bé).

Hiện nay, ô nhiễm chất thải nhựa, rác thải khó phân hủy túi ni lông đang là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi ni lông, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi ni lông trên ngày, ở huyện Lý Sơn chúng ta mỗi ngày bình quân một hộ gia đình sử dụng ít nhất từ một đến hai túi Ni lông,có thể nói đây là một con số rất lớn, gây ô nhiễm môi trường.
Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi ni lông được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 50 của Thế kỷ trước do nhà hóa học nước Anh phát minh và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy.

Theo các nhà môi trường, các nhà khoa học cho rằng quá trình túi ni lông phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ, nhưng khi lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi ni lông, được sử dụng phổ biến ở mọi nơi, từ các chợ bán rau ở nông thôn, đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Việc sử dụng tràn lan, bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người...

Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khoẻ con người, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông .Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, đồng thời cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường...
Ở Việt Nam, Luật Môi trường Việt Nam đã có mục quy định về vấn đề này, nhưng vẫn chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Để khắc phục tình trạng trên Việt Nam đã áp dụng các biện pháp hạn chế sử dụng túi ni lông góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”.

Còn đối với huyện Lý Sơn, thực hiện Chỉ thị số 21-CT/HU ngày 26/6/2017 của BTV Huyện ủy về việc tuyên truyền, vận động cán bộ đảng viên,nhân dân và khách du lịch giảm thiểu sử dụng túi ni lông nhằm góp phần bảo vệ môi trường; cũng như đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đi vào cuộc sống;Thực hiện cuộc vận động của Phụ nữ “ Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

Hội phụ nữ huyện Lý Sơn đã có những hoạt động tích cực như tuyên truyền cán bộ đảng viên, hội viên và nhân dân trong huyện hưởng ứng chủ trương không sử dụng túi ni lông, trong đó An Bình là xã đầu tiên được chọn làm thí điểm thực hiện chủ trương này.

Để bảo vệ môi trường khỏi tình trạng ngày càng ô nhiễm và ô nhiễm chất nhựa, túi ni lông chúng ta cần làm theo những giải pháp sau:

Trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ trong huyện nâng cao ý thức, thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông khi đi chợ bằng các loại vật dụng thân thiện với môi trường, từng bước đi đến chấm dứt tình trạng sử dụng túi ni lông trên địa bàn huyện nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, hướng đến xây dựng Lý Sơn ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Đối với người dân nên hãy sử dụng các loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường như: Túi giấy, túi vải,giỏ nhựa túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự huỷ.v.v.

Đối với các tiểu thương phân phối,bán lẻ tại các nhà hàng, quán ăn, các quày bán hàng tạp hóa và các chợ trên địa bàn huyện Lý Sơn cần phải cam kết thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường như: Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên, khách hàng và người dân địa phương về việc giảm sử dụng, tái sử dụng, giảm phát túi ni lông, tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế...

Toàn dân tích cực hạn chế việc sử dụng túi ni lông khó tự phân hủy, thay thế bằng các sản phẩm túi thân thiện với môi trường để góp phần làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Hãy bảo vệ môi trường bằng chính hành động “ Nói không với túi Ni lông”./.

Văn Ái

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Phụ nữ Lý Sơn – Hãy hạn chế sử dụng túi Ni lông

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d