Chuyển đến nội dung chính

Tháo dỡ nhà vọng cảnh ‘phản cảm’ ở Lý Sơn

Hai nhà vòm vọng cảnh ở đảo Bé "mọc lên" ngay vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh khiến dư luận phản ứng, chính quyền huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải ra quyết định tháo dỡ công trình.

[caption id="attachment_14183" align="aligncenter" width="586"]Nhà vọng cảnh được đặt ngay trên di sản địa chất “cánh đồng dung nham” hiện đã bị tháo dỡ Nhà vọng cảnh được đặt ngay trên di sản địa chất “cánh đồng dung nham” hiện đã bị tháo dỡ[/caption]

Đảo Bé được biết đến là vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh với những giá trị địa chất hiếm có. Trong đó, bãi Hang - nơi có cánh đồng dung nham tuyệt đẹp - nằm ngay bên chân sóng. Đây là khu vực bất kỳ du khách và giới nghiên cứu đều tìm đến mỗi khi đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này.

Xây nhà trên bãi đá triệu năm

Thời gian qua, một nhà vọng cảnh bằng bêtông cốt thép được dựng lên ngay trên nền đá. Một người dân địa phương cảm thán: "Làm nhà vọng cảnh là cần thiết nhưng không hiểu sao lại chọn vị trí bãi đá mà xây, dĩ nhiên người dân trên đảo không đồng ý, đảo cần bảo tồn nguyên trạng mới thu hút khách. Trong nhiều năm qua, người dân rất ý thức việc bảo tồn, vậy mà người ta lại phá đá dựng nhà như vậy".

Theo quan sát, việc thi công nhà vọng cảnh đã đào bới đá núi lửa để tạo mặt bằng phục vụ đổ bêtông và làm nền móng, gây biến dạng tự nhiên và ảnh hưởng vẻ đẹp hoang sơ của triền đá núi lửa này.

Ngoài xây trên bãi đá, việc "bêtông cốt thép" làm điểm dừng chân ở đảo Bé còn diễn ra tại Mom Tàu. Điểm này huyện Lý Sơn cho là vị trí ngắm được toàn cảnh bãi Mom Tàu và nhìn sang đảo Lớn, tuy nhiên chất liệu xây dựng mới là điều khiến dư luận phản ứng.

Tiến sĩ Trần Tân Văn - viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản - nói: "Việc bêtông cốt thép ở đảo Bé là không thể chấp nhận được. Di sản địa chất một khi mất đi sẽ không làm lại được. Tôi cho rằng việc làm này sẽ phá hỏng di tích, di sản. Đảo Bé có những di sản địa chất quý giá, du khách đến vì điều đó, chẳng ai đến vì bêtông cốt thép hay những sản phẩm nhân tạo cả".

Xin một đường, xây một nẻo

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, cả Huyện ủy Lý SơnSở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi đều có văn bản đồng ý cho UBND huyện làm điểm dừng chân với những yêu cầu: chọn địa điểm phù hợp, chọn vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, hạn chế xây dựng bêtông, tuyệt đối không được tổn hại đến cảnh quan và di tích trên đảo... Ông Nguyễn Minh Trí, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi, nói: "Khi thực hiện, huyện Lý Sơn đã làm theo ý của mình, từ vật liệu, vị trí đều không đúng với ý kiến góp ý của sở".

Hai điểm dừng chân ở đảo Bé có tổng mức đầu tư 1,2 tỉ đồng, được trích từ nguồn ngân sách huyện, có tổng diện tích 75m2 và dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Số vốn 1,2 tỉ đồng khiến nhiều người "choáng". Ông Nguyễn Quốc Việt - chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết: "Ngoài xây dựng nhà vọng cảnh, còn có thêm những hạng mục trồng cây, hoa tạo cảnh quan và cả chi phí chăm sóc... nên mới có số vốn đó. Tôi đang yêu cầu Trung tâm Truyền thông văn hóa thể thao huyện Lý Sơn báo cáo cụ thể".

Trò chuyện với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đăng Vũ, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi, cho rằng "tại các nước có di sản địa chất tương tự, họ sẽ làm nhà vọng cảnh không nằm trong khu vực di sản, đồng thời sử dụng vật liệu gỗ, đến mùa mưa bão sẽ dọn dỡ, họ tránh tác động đến di sản. Việc làm này cũng đỡ tốn chi phí lớn".

Ông Nguyễn Quốc Việt - chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết đã yêu cầu Trung tâm Truyền thông văn hóa thể thao huyện Lý Sơn và đơn vị thi công tháo dỡ điểm dừng chân tại "cánh đồng dung nham" và nghiên cứu, khảo sát vị trí mới phù hợp hơn để xây dựng lại. Nhà vọng cảnh ở Mom Tàu vẫn được giữ lại bởi không tác động trực tiếp lên địa chất.

Hiện tại, việc tháo dỡ nhà vọng cảnh ở "cánh đồng dung nham" (thi công đạt khoảng 40-50% khối lượng) đã hoàn thành. "Về việc xử lý sai phạm, huyện cũng sẽ thực hiện đối với những người liên quan" - ông Việt nói.

Trần Mai

Tham khảo bài viết gốc ở : Tháo dỡ nhà vọng cảnh ‘phản cảm’ ở Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d