Chuyển đến nội dung chính

Lý Sơn trữ lương thực ứng phó bão số 6 – Nakri

Người dân Lý Sơn đã chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhiên liệu để ứng phó với bão số 6 có tên quốc tế Nakri.

Ảnh hưởng bão và không khí lạnh tuyến giao thông thủy Sa Kỳ - Lý Sơn, tuyến giao thông thủy đảo Lớn – đảo Bé (An Bình, Lý Sơn) dự kiến sẽ tê liệt nhiều ngày. Vì vậy, tranh thủ những ngày thời tiết ổn định, người dân Lý Sơn chủ động mua sắm lương thực, thực phẩm từ đất liền về đảo để tích trữ.

Ngoài gạo, gà vịt, lợn, rau củ quả cũng được các tiểu thương trên đảo mua tích trữ tăng từ 4 - 5 lần. Chị Nguyễn Thị Lợi, - tiểu thương chợ huyện Lý Sơn - cho biết Lý Sơn có điện nên việc dự trữ thực phẩm thiết yếu cũng tiện hơn nhiều, trước đây không thể trữ hàng tươi sống, bây giờ tiểu thương ai cũng có tủ đông nên biển động thì đặt hàng từ đất liền về là trữ bán nhiều ngày. Bên cạnh đó, các đại lý gạo trên đảo cũng sẵn sàng trữ từ 20 - 30 tấn gạo, đồng thời dự trữ gạo gối, đề phòng biển động bất ngờ.

Riêng tại đảo Bé, một địa phương đặc biệt khó khăn do giao thông cách trở. Xã An Bình đã chủ động dự trữ 2 tấn gạo để cứu đói người dân trong tình huống khẩn cấp. Ông Bùi Long - một đại lý gạo trên đảo Bé - cho biết mùa biển động thường xuyên trữ gạo gối đầu, khi thời tiết ổn định thì thuê tàu vận chuyển gạo sang để dự trữ bán cho người dân, những ngày bão gió thì dự trữ nhiều hơn phòng khi khan hiếm lương thực.

Ngay trong sáng 6.11, các chuyến tàu từ đất liền ra đảo cũng chở đầy ắp hàng hóa nhằm bổ sung lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân trước khi đảo bị cô lập. Hơn 30.000 lít xăng cũng được đại lý xăng dầu trên đảo dự trữ nhằm đảm bảo hoạt động đi lại, kinh doanh sản xuất của người dân.

Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết huyện đã tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, người dân chủ động dự trữ gạo, thực phẩm thiết yếu, chất đốt và nhiên liệu để có thể sử dụng từ 15 – 20 ngày khi đảo bị cô lập. “Với các tư thương có ý định ghim hàng nâng giá, chúng tôi sẽ chỉ đạo các Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính và các cơ quan liên quan có tổ kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện nâng giá bất hợp lý thì có hình thức xử phạt theo quy định” - bà Hương nói.

Lý Sơn là một trong những địa phương của miền Trung chịu ảnh hưởng bão số 6 và không khí lạnh. Dự báo, Lý Sơn sẽ cô lập dài ngày.

Nhân Nghĩa

Đọc nguyên bài viết tại : Lý Sơn trữ lương thực ứng phó bão số 6 – Nakri

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th