Chuyển đến nội dung chính

Một đêm giao lưu nghệ thuật đầy cảm xúc với quân và dân huyện đảo Lý Sơn

Trong khuôn khổ Liên hoan sân khấu Tuồng, Bài chòi, Dân ca kịch (sau đây gọi tắt là Liên hoan) toàn quốc 2018 ở Quảng Ngãi cuối tháng 10 vừa qua, các nghệ sĩ đã có một đêm giao lưu nghệ thuật đầy cảm xúc, ý nghĩa với quân và dân trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

[caption id="attachment_11406" align="aligncenter" width="575"]Một tiết mục trong chương trình giao lưu Một tiết mục trong chương trình giao lưu[/caption]

Lý Sơn cùng Cồn Cỏ, Phú Quý, Thổ Chu... là một trong những đảo nằm trên “đường cơ sở” theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Nghĩa là phía trước Lý Sơn có 12 hải lý lãnh hải và thêm 12 hải lý tiếp giáp lãnh hải. Đi ra xa nữa, tính từ Lý Sơn là 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa của cha ông để lại cũng là ngư trường truyền thống từ hàng trăm năm nay của bà con ngư dân nước Việt. Phía sau Lý Sơn là 15 hải lý “nội thủy” tính từ đảo đến cảng Sa Kỳ.

Giữa mênh mông sóng và gió, Lý Sơn là một trong những “trạm gác” tiền tiêu về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Lại biết ngư dân Lý Sơn ra biển không chỉ vì kế sinh nhai từ thủy hải sản “trời cho” mà còn là những người lính không quân phục, không vũ khí đang ngày đêm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Vậy nên anh chị em nghệ sĩ tham gia Liên hoan luôn canh cánh nỗi niềm làm sao đến được với hòn đảo tiền tiêu này.

Tham dự Liên hoan tất nhiên là chuyện thi tài, là phấn đấu có giải thưởng, nhưng dường như nằm trong trái tim nghệ sĩ còn có một giải thưởng nữa, quan trọng, ý nghĩa hơn, là giải thưởng của quân dân huyện đảo, dẫu chỉ là nụ cười và tràng vỗ tay, không bằng khen kèm theo tiền thưởng! Thế nên Liên hoan đang diễn ra nhưng những anh chị em nghệ sĩ đã “trình làng” xong là hào hứng xin ra đảo phục vụ như đến với tình yêu của mình. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam-đơn vị chủ trì Liên hoan-cũng trù liệu chuyến đi từ trước và đương nhiên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị đăng cai phối hợp tổ chức, cũng như chính quyền tỉnh làm sao có thể khước từ khát khao cháy bỏng này của các nghệ sĩ...

Con tàu cao tốc đang đè sóng, vượt gió, vượt nắng dường như chạy bốc hơn khi những trái tim nóng bỏng của nghệ sĩ như nhiên liệu vô hình tiếp sức cho tàu. Lỉnh kỉnh đàn, máy, đạo cụ, trang phục nhưng từ cầu cảng về tới nhà khách, chẳng cần nhận phòng nghỉ ngơi sau những cơn sóng dồi khiến nôn nao, các nghệ sĩ ta “quẳng” hết những gì đem theo ở hành lang, lên xe đến cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Lý Sơn đã! Ai cũng đã từng hàng trăm lần, ngàn lần trên đất liền đứng trước Quốc kỳ hát vang Quốc ca phát ra từ lồng ngực, nhưng tôi dám chắc rằng khi đứng dưới chân cột mốc có cờ Tổ quốc đang kiêu hãnh bay lồng lộng giữa trời biển, ngắm từng con sóng bền bỉ giội vào, tất cả đều có thêm một tự khám phá mới của tâm trạng: Xúc động đến dâng trào và tự hào đến khôn cùng về biển, đảo của Tổ quốc mình.

Cả Lý Sơn như bước vào ngày hội khi những băng rôn, phướn treo, giăng bên đường cùng trên những cột điện: “Chương trình giao lưu nghệ thuật sân khấu Tuồng, Bài chòi và Dân ca kịch với biển đảo Tổ quốc”. 9 giờ 30 phút chương trình mới bắt đầu nhưng từ sẩm tối, trước sân khấu ngoài trời của Nhà văn hóa huyện đảo Lý Sơn đã tấp nập người từ mọi nẻo đường, con ngõ trên đảo tụ hội. Trăng 18 như dát bạc, dát vàng lên đảo.

Ra Lý Sơn lần này, nghệ sĩ cũng yên trí khỏi lo điện phập phù, từ nguồn phát điện bằng máy diesel nữa, bởi từ tháng 9-2014, dự án cấp điện thuộc hệ thống điện lưới quốc gia cho huyện đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm được khánh thành và đưa vào sử dụng. Công trình là một dấu ấn quan trọng đối với chính quyền và nhân dân trên đảo. Kể từ đó, huyện đảo tiền tiêu đã được cung cấp nguồn điện ổn định, đầy đủ, chất lượng cao và đêm giao lưu hôm ấy, điện rực rỡ như thi với ánh trăng!

Sau phát biểu của NSƯT Lê Chức, Trưởng đoàn và đáp từ của lãnh đạo huyện đảo, “Lý Sơn một khúc tráng ca” với sự thể hiện của nghệ sĩ Quang Vinh (Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế) đã phá vỡ khoảng cách giữa các nghệ sĩ và khán giả khi anh từ sân khấu đi đến giữa quân dân huyện đảo, cùng cất vang giai điệu tự hào về biển, đảo Tổ quốc. Rất xúc động khi nghệ sĩ Thùy Dung (Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định) da diết với “Đêm trăng nhớ Bác” khiến cảnh và người trên đảo cùng hòa quyện trong ánh trăng và nỗi nhớ, lòng biết ơn tới Bác.

Rồi khi nghệ sĩ Ngọc Quốc (Đoàn Ca kịch Quảng Nam) cất lên lời ca khúc “Nơi đảo xa” thì không chỉ người đất liền nhớ đảo mà người trên đảo cũng nhớ… đảo xa hơn. Những lời ca “không xa đâu Trường Sa ơi...” như muốn kéo cả Song Tử Tây đến Tiên Nữ sát vào lòng cả người biểu diễn và người nghe!

Không thể kể hết các tiết mục trong đêm giao lưu đầy xúc động khi những cháu bé, ngư dân, chiến sĩ trên đảo cùng lên sân khấu tặng hoa các nghệ sĩ. Hoa quân và dân trên đảo đem theo nhưng có lẽ vì tiết mục nào cũng hay khiến chuyện tặng hoa bị “lạm phát”, hoa hết rất nhanh. Nhưng các nghệ sĩ biểu diễn xong lại tặng lại hoa quân và dân trên đảo như lời cảm ơn, trân trọng. Vậy là hàng chục bó hoa được quay vòng như sợi dây nối bàn tay với những bàn tay trao nhau hơi ấm của yêu thương, của xúc cảm…

Chuyện Quảng Ngãi lần đầu có liên hoan sân khấu chuyên nghiệp đã là một sự kiện văn hóa lớn trong tỉnh, nhưng đêm giao lưu nghệ thuật trên đảo Lý Sơn không chỉ là dấu ấn với bà con mà còn là dấu ấn khó quên với các nghệ sĩ. Những bàn tay nắm chặt đầy quyến luyến như không muốn rời.

Những bàn tay có thể lần đầu gặp nhau nhưng thật gần gũi, thân thiết... Đó là những bàn tay đang giữ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc và hàng trăm di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm-pa, văn hóa Đại Việt, nhất là những di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Những bàn tay ngoài tung lưới trên ngư trường truyền thống của ông cha còn làm nên những sản vật nổi tiếng.

Khi nghệ thuật đến với nhân dân của mình đập cùng nhịp với tình yêu đất nước, quê hương, nghệ thuật đó luôn tồn tại và chính người dân, lòng tự hào dân tộc luôn chắp cách cho nghệ sĩ thăng hoa với tất cả sự kiêu hãnh trong hai tiếng: Việt Nam!

Nhà viết kịch LÊ QUÝ HIỀN

Đọc nguyên bài viết tại : Một đêm giao lưu nghệ thuật đầy cảm xúc với quân và dân huyện đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d