Chuyển đến nội dung chính

Cuộc sống không vùng vẫy biển khơi của chàng trai đảo Lý Sơn

Những ngày lang thang ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi bắt gặp hình ảnh một chàng trai trẻ ngồi xe lăn, tóc lộng gió, ngao du khắp đảo Bé. Điều đặc biệt là xe lăn của anh được điều khiển tốc độ và hướng đi nhờ những chú chó trung thành. Anh là Bùi Huệ (42 tuổi), tật nguyền hai chân nhưng quyết không đầu hàng số phận…

[caption id="attachment_10147" align="aligncenter" width="645"] Những chú chó kéo xe lăn chở anh Huệ đã không còn xa lạ với người dân đảo Bé[/caption]

Chuyến đi định mệnh

Vừa nói chuyện, anh Huệ vừa dõi cặp mắt hướng về biển khơi xa xăm và kể về những ngày tháng tuổi trẻ anh vùng vẫy biển khơi. Từ nhỏ, anh đã theo những đứa trẻ quê ra vẫy vùng ở mấy búng nước gần bờ. Lớn lên chút nữa, anh tập tành bơi lội. Rồi sau đó theo chân mấy người anh trên đảo đi bắt cua, bắt ốc, câu cá… Dần dần anh thành thạo những kỹ năng cần thiết của một chàng trai miền biển. Do nhà nghèo nên anh phải bỏ học sớm.

Khi vừa bước sang tuổi 15, anh đã theo tàu ra tận ngư trường Trường Sa để phụ việc đánh bắt cá. Lúc đó còn nhỏ nên anh chỉ ở trên phụ mấy việc lặt vặt, còn công việc lặn xuống biển để bắt cá thì do những người có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm. Thấy đi phụ việc mà ở trên thì ít tiền nên anh bắt đầu tập lặn. Hồi ấy, những ngày không đi biển, anh Huệ ở nhà chăm chỉ tập lặn mong kiếm được công việc khá hơn, thu nhập cao hơn. Nhưng phải đợi đến hơn 10 năm sau, anh mới có thể thực hiện được mơ ước của mình.

[caption id="attachment_10148" align="aligncenter" width="645"] Anh Huệ sống cùng bố mẹ đã già yếu[/caption]

Trước khi lên tàu chạy ra Trường Sa, anh háo hức nói với mẹ, “phiên này được lặn, con hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn những lần trước”. Trong suốt quãng đường hơn 200 hải lý từ Lý Sơn chạy ra Trường Sa, chưa khi nào anh thôi mường tượng về những món đồ mà anh sẽ sắm cho gia đình khi kết thúc chuyến đi. Thế nhưng, niềm vui ấy mãi mãi chỉ nằm trong ý nghĩ. Đó là chuyến đi định mệnh vào ngày 7/11/2001 mà anh không bao giờ quên.

“Khi vừa xuống dưới nước tôi thấy cổ nghẹt nghẹt, khó thở nhưng vẫn cố gắng, được một lúc sau thì đờm tràn lên cổ và tôi gần như là không thở được nên tức tốc ngoi lên mặt nước. Khi có cảm giác gần tới nơi thì tôi bất tỉnh. Thức dậy, tôi có cảm giác nửa phần thân bên dưới của mình bị tê đi, hai chân không tài nào cử động được. Sau này mới biết, tôi bị như thế là do ngoi lên đột ngột dẫn đến cơ thể không kịp thích nghi với áp suất nước nên cũng bị thay đổi đột ngột theo. Điều cực kỳ cấm kỵ khi lặn biển là không nên thay đổi độ sâu đột ngột, nhưng do lúc đó tôi hoảng quá nên không kịp suy nghĩ” - anh Huệ kể lại phút giây kinh hoàng của mình.

Chuyến đi ấy ngay lập tức khép lại và mọi người nhanh chóng đưa anh vào TP Đà Nẵng cấp cứu. May mắn giữ được tính mạng, nhưng đôi chân của anh đã vĩnh viễn không thể đi lại được nữa.

Những ngày sau đó là những ngày anh cùng bố mẹ rong ruổi khắp nơi trong Nam ngoài Bắc để tìm cách chữa trị đôi chân. Nhưng mọi nỗ lực không thể nào cứu vãn, cuối cùng anh phải ngậm ngùi chia tay với nghề thợ lặn, chấp nhận cuộc sống không vùng vẫy biển khơi.

[caption id="attachment_10149" align="aligncenter" width="645"] Bốn chú chó trở thành người bạn thân thiết của anh Huệ[/caption]

Thời gian đầu từ giã biển, anh Huệ chông chênh rất nhiều. Đôi chân đã quen bơi, đôi tay đã quen sải nước bắt cá giờ trở nên thừa thãi, vô tích sự.

Rồi thấy anh tàn tật, người yêu cũng chia tay. Trong khi đó, gia đình anh Huệ đông anh em, vì cuộc sống khó khăn trên đảo nên các anh chị mỗi người tha phương một nơi, chỉ còn lại anh và cha mẹ già bám trụ lại quê hương.

Đau buồn hơn, vì anh trở thành gánh nặng của bố mẹ khi phải lo cho mình như một đứa trẻ mới lọt long. Có những lúc anh nghĩ quẩn chỉ muốn chết. Nhưng rồi anh tỉnh lại, ai cũng một lần được sinh ra thì hãy cố gắng sống, dù số phận thế nào vẫn phải bước tiếp... Anh lại gắng gượng.

Năm 2009, anh may mắn được nhận một chiếc xe lăn trong chương trình thiện nguyện của các mạnh thường quân, điều này giúp anh dễ dàng hơn trong cuộc sống.

Có xe lăn, anh bắt đầu tìm cách kiếm tiền mưu sinh để không thành gánh nặng của cha mẹ. Anh vay mượn tiền để nuôi cua dẹt - loài cua đỏ sống trên cạn nhưng đẻ trứng dưới nước.

Rong ruổi khắp Lý Sơn với 4 chú chó kéo xe

Nuôi cua đỏ lo được cuộc sống vật chất nhưng đời sống tinh thần của anh Huệ vẫn khá tẻ nhạt. Phần vì tự ti, phần vì sống chỉ quanh quẩn trong nhà nên lúc nào anh cũng có cảm giác buồn chán. Anh cười bảo, nhiều lúc ngồi một chỗ chán quá, anh dùng tay tự đẩy xe đi dạo quanh đảo. Thích lắm, hơi gió, hơi biển ùa vào mặt mát rượi. Cảm giác được ngụp lặn dưới đáy biển lại ùa về….

Nhưng những con đường ở đảo Bé không hề bằng phẳng mà nhiều dốc gập ghềnh, dốc lên dốc xuống, nhất là con dốc Đụn ở gần nhà trở thành nỗi kinh hoàng mỗi khi anh cố gắng lăn xe qua đó. Cứ mỗi lần đi qua con dốc ấy, anh lại ngã bổ nhào, thậm chí xe lăn long mất bánh. Khi ấy anh chỉ biết bất lực, thở dài, trông chờ người qua đường giúp đỡ.

Năm 2011, nhà anh Huệ có một đàn chó mới đẻ và anh quyết định giữ lại nuôi để bầu bạn với mình. Chó là loài sống có tình cảm, trung thành và dường như chúng cũng hiểu tâm can của chủ khi lúc nào cũng lẽo đẽo bám theo chiếc xe lăn. Và rồi, trong một lần tình cờ nhìn thấy chú chó kéo xe trượt tuyết trên phim, anh nảy ý tưởng đào tạo hai chú chó làm trợ thủ kéo xe cho mình.

Những ngày đầu luyện tập, anh lien tục ngã tím mày tím mặt, xước xát chân tay vì hai chú chó chưa quen đường đi, cứ cuống cuồng chạy theo quán tính khi bị buộc vào xe. “Lúc đầu tôi huấn luyện từng con một, không dùng roi, chỉ cần giật dây bên nào là nó đi hướng ấy.

Lúc bắt đầu rất khó khăn vì giống chó không quen với việc kéo, nhưng khi đã huấn luyện được con thứ nhất, thì công việc lại dễ dàng hơn với con thứ hai. Lúc này, khi đã có kinh nghiệm, cộng thêm con này bắt chước con kia, công việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn”, anh Huệ tâm sự.

Huấn luyện được hai chú chó đầu tiên, anh Huệ hồ hởi huấn luyện hai chú chó còn lại. Và rồi bốn chú chó trở thành trợ thủ đắc lực, giúp anh dần tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.

Với anh, những chú chó dần dần trở thành những người bạn than thiết thực sự, không thể thiếu. Những lúc buồn chán, anh vuốt ve, trò chuyện với chúng. Những lúc anh mệt mỏi, ốm đau, mấy chú chó cũng chẳng buồn ăn, mắt buồn thiu ra liếm chân chủ.

“Tôi không chỉ xem chúng là con vật kéo xe mà coi chúng như những người bạn. Thỉnh thoảng buồn quá, tôi nhờ chúng kéo mình ra bờ biển, cùng ngồi ngắm hoàng hôn, tâm sự đủ điều dù chúng có hiểu gì tôi nói đâu. Có hôm tôi muốn tự đi một mình nên trói chúng vô cột rồi đẩy xe đi ra cầu Cảng, một lát sau thấy chúng chạy hộc tốc tới kéo mình về.

Dù bị xích nhưng chúng vẫn giật bung cây cột để chạy đi tìm tôi về” - anh Huệ cười nói. Khi nghe anh hô “dừng” là chúng đứng lại. Muốn rẽ trái hay phải, anh chỉ cần giật dây về phía đó là chúng răm rắp nghe lời, khi chú chó này rẽ thì chú kia cũng rẽ theo.

Chuyện về những chú chó nhỏ bé kéo xe lăn chở người đàn ông nặng 54kg ở đảo Bé đến nay đã không còn xa lạ với người dân Lý Sơn. Lịch trình anh Huệ và những chú chó thường di chuyển là từ nhà đến cầu Cảng. Tính ra, mỗi ngày chúng kéo anh đi từ 8 - 10km cả đi lẫn về.

“Với đoạn đường này, bây giờ tôi không cần điều khiển chúng vẫn đi đúng. Sự trung thành và tình cảm của những chú chó đã mang lại nghị lực sống cho một phế nhân như tôi. Người dân ở đây đùa rằng đó là “mối tình” hiếm có” - anh Huệ bộc bạch.

Hơn 40 tuổi đời nhưng anh Huệ vẫn chăn đơn gối chiếc cùng bố mẹ đã già yếu. Khi nghe hỏi: “Thế anh có nghĩ đến chuyện lập gia đình không?”. Anh chỉ cười, nhìn sang nơi khác, bỏ ngỏ câu trả lời. Có lẽ lòng anh đang ngổn ngang, nhưng với chúng tôi, anh là một người đàn ông vùng biển đầy bản lĩnh. Anh đã bước qua những sóng gió cuộc đời để đi về phía trước, như anh nói: “Đời luôn ở phía trước…”.

Bảo Hân

Coi nguyên bài viết ở : Cuộc sống không vùng vẫy biển khơi của chàng trai đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d