Chuyển đến nội dung chính

Lý Sơn – 25 năm xây dựng và phát triển

25 năm, kể từ sau ngày huyện được thành lập ( 01/01/1993 -01/01/2017), bằng nỗ lực và sự đồng lòng, chung sức của quân và dân trong huyện, Lý Sơn đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực KTXH- QPAN. Điều này cho thấy quyết tâm xây dựng huyện đảo ngày càng giàu đẹp của đảng bộ quân và dân trong huyện.

[caption id="attachment_9607" align="aligncenter" width="960"]Lý Sơn phát triển sau 25 năm Lý Sơn phát triển sau 25 năm[/caption]

Phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế

Xác định, là địa phương có tiềm năng, thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như nghề khai thác hải sản, sản xuất hành tỏi, phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch . . . .

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển Lý Sơn hôm nay đang từng ngày thay da đổi thịt, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống, kinh tế, văn hóa tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, an sinh xã hội được chú trọng, có được kết quả trên thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước và sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cùng sự phấn đấu không mệt mỏi của mọi tầng lớp nhân dân trong huyện đã đưa Lý Sơn phát triển ngang tầm với nhiệm vụ đề ra.

Tàu biển đảo lý sơn

Từ sau ngày huyện được thành lập (01.01.1993), các cấp chính quyền của huyện Lý Sơn đã xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt. Theo đó huyện từng bước điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình, trong đó trọng tâm là phát triển về nông, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch . . , đồng thời tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện luôn đạt ở mức 15 - 16%/năm.

Năm 2017, giá trị các ngành kinh tế đạt trên 1.490 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt trên 25,7 triệu đồng, tăng 3,4 triệu đồng cao so với năm 2016. Năm 2017, Lý Sơn đón gần 210 ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, tăng trên 41 ngàn lượt so với năm 2016 và bằng gần 1/3 lượng du khách đến với tỉnh, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện liên tục tăng cao.

Kinh tế phát triển, đời sống thu nhập của nhân dân từng bước được cải thiện, quê hương từng ngày đổi thay, điều này cho thấy hướng đi đúng trong phát triển KTXH của địa phương.

Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng; bộ mặt xã hội ngày càng khang trang, hiện đại, Điện lưới quốc gia bằng hệ thống cáp ngầm xuyên biển được kéo ra đảo để phục vụ phát triển KTXH của địa phương, hệ thống Cảng biển, Vũng neo trú tàu thuyền, đường giao thông Trung tâm huyện, giao thông nông thôn, công sở, bệnh viện, trường học, các công trình văn hóa - thể thao . . . được đầu tư xây dựng, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, điều này cho thấy, sự đổi thay trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.

Tập trung XD đảng, XD Chính quyền trong sạch vững mạnh

Những năm qua, hệ thống chính trị của huyện thường xuyên được xây dựng, củng cố kiện toàn. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên được nâng lên. Năm 1993, khi thành lập huyện toàn Đảng bộ chỉ có 7 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc huyện ủy, với trên 100 đảng viên, đội ngũ cán bộ vừa yếu lại vừa thiếu, trình độ quản lý, chuyên môn chưa qua đào tạo cơ bản, công tác XD đảng tuy được quan tâm nhưng chưa chú trọng.

Bãi tắm đảo bé

Đến nay, Đảng bộ huyện đã có 23 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với trên 750 đảng viên. Hàng năm có trên 70% cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có cơ sở Đảng yếu kém; 75% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và 20% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Công tác điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt, chuyên môn được thực hiện theo qui định nên đã phát huy vai trò và tạo hiệu ứng tích cực trong quản lý nhà nước. Trải qua 6 kỳ đại hội, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch; trong đó nhiều mục tiêu, chỉ tiêu vượt cao so với Nghị quyết đề ra.

Bình minh trên đảo Lý Sơn

Lý Sơn đang phấn đấu phát triển kinh tế theo hướng 3 ngành kinh tế mui nhọn, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế biển, gắn với sản xuất cây hành cây tỏi, thương mại dịch vụ, du lịch. Do đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện cần nêu cao truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, nắm bắt thời cơ, đẩy mạnh đổi mới, quyết tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển mạnh ngành khai thác hải sản, thương mại - dịch vụ - du lịch ; tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất nông, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, phấn đấu xây dựng Lý Sơn trở thành đô thị biển xanh – sạch đẹp, văn minh.

Vách đá hang câu Lý Sơn

Hiện nay, huyện đang triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể để tập trung phát triển KTXH –QPAN, đổi mới mạnh mẽ và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Huy động các nguồn vốn, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và của tỉnh, phấn đấu hoàn thiện cơ sở hạ tầng để xây dựng 1 trung tâm Thị trấn thuộc huyện.

Đẩy mạnh và hoàn thành chương trình xây dựng NTM, phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng đa dạng hóa và chuẩn hóa các loại hình, các cơ sở giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội và giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.

Đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gắn thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, rộng khắp. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.

Hoa Giấy trên đảo Lý Sơn

Tin tưởng rằng, với truyền thống kiên cường bất khuất, cần cù lao động sản xuất, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện đảo Lý Sơn đoàn kết một lòng, tiếp tục xây dựng huyện đảo ngày càng phát triển giàu mạnh về kinh tế, vững chắc về Quốc phòng an ninh. Xứng danh là hòn đảo tiền tiêu là phên dậu nơi biển đảo của Tổ quốc.

"Nghị quyết Đảng bộ huyện Lý Sơn lần thứ VI nhiệm kỳ (2015 -2020) xác định : Tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm như phát triển thủy sản, nâng cao đội tàu thuyền công suất lớn, ngư cụ hiện đại đảm bảo vươn khơi dài ngày; chú trong nuôi trồng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao; áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và phát huy thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn; tập trung giải quyết vấn đề môi trường; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triên du lịch theo hướng bền vững, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM và các công trình phục vụ dân sinh, giải quyết và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người dân, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4 ( Khóa XI) và học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03 của Bộ chính trị . . . .

Góp phần để xây dựng Lý Sơn trở thành đô thị biển xanh – sạch –đẹp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực từng bước đưa huyện Lý Sơn trở thành dô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh; mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh”."

 

Coi bài nguyên văn tại : Lý Sơn – 25 năm xây dựng và phát triển

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d