Chuyển đến nội dung chính

Chàng trai Thái Nguyên lập nghiệp trên đảo Lý Sơn

Yêu mảnh đất Lý Sơn, Ngô Hoài Phương, 34 tuổi, quê ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã chọn ở lại đảo để sinh sống, lập nghiệp với nghề chế biến tỏi đen. Mô hình này bước đầu thành công, giúp anh tạo dựng được cuộc sống ổn định ở nơi mà anh gọi đây là quê hương thứ hai.

Bị “mê hoặc” bởi vẻ đẹp của Lý Sơn

Ngô Hoài Phương là một người yêu thích du lịch bụi. Sở thích đi du lịch, khám phá, chinh phục các vùng miền đã nhen nhóm trong anh từ khi mới lớn. Đến nay, hầu hết các tỉnh thành trong nước, anh đều đã đặt chân đến.

Lần đầu tiên anh đặt chân đến Lý Sơn là vào năm 2015. Hòn đảo xinh đẹp này để lại trong anh nhiều ấn tượng, nó khác biệt xa với các nơi mà anh từng ghé thăm. Khung cảnh hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, hút hồn du khách. Người dân đôn hậu, thật thà, chất phác.

Điều đó khiến cho anh Phương trở lại Lý Sơn nhiều lần hơn. Còn nhớ lần đến đảo vào mùa tỏi tháng 3.2016, anh Phương như bị “mê hoặc”, say đắm trước cánh đồng tỏi hiện ra như bức tranh của một họa sĩ tài ba khéo vẽ.

Những viên đá núi lửa nhiều kích thước làm bờ giới hạn, tạo ra những ruộng bậc thang cao dần lên theo những triền đồi, giống như một cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang thu nhỏ giữa chốn biển khơi đầy sóng gió, khá độc đáo…

[caption id="attachment_9589" align="aligncenter" width="550"]Ra đảo lập nghiệp với nghề chế biến tỏi đen lên men tự nhiên được xem là quyết định táo bạo đối với anh Phương. Ra đảo lập nghiệp với nghề chế biến tỏi đen lên men tự nhiên được xem là quyết định táo bạo đối với anh Phương.[/caption]

Tỏi Lý Sơn

Tỏi Lý Sơn là thương hiệu nổi tiếng cả nước. Du lịch ngày càng phát triển. Nơi đây có nhiều tiềm năng để anh lập nghiệp với nghề chế biến tỏi đen lên men. Từ đảo trở về Sài Gòn một tháng sau đó, anh quyết định dọn dẹp, chuyển tất cả đồ đạc ra đảo lập nghiệp.

Đây được xem là quyết định táo bạo đối với tuổi trẻ của Phương. “Lúc đó tôi chỉ nghĩ rằng đã quyết thì phải hành động, chớ chẳng đắn đo gì nhiều. Mặc dù từng có cơ hội lập nghiệp ở Sài Gòn thậm chí có một quê nhà chôn nhau cắt rốn chờ đón tôi về nhưng rốt cuộc chỉ có Lý Sơn mới níu nổi đôi chân thích “xê dịch” của tôi”- anh Phương cười nói.

Nhắc đến điều ấy để có thể thấy rằng, những con người thích phiêu lưu sẽ có nhiều lựa chọn cho cuộc đời mình, và khi đã kinh qua hết thảy chân trời góc bể, họ sẽ bám lấy “khư khư” cái mà họ mong muốn nhất, cái có sức mạnh “vô hình” trói buộc con người họ. Và thường thì ta thấy họ sẽ thành công.

Quá trình khởi nghiệp của Phương cũng khá gian truân. Từ chỗ chỉ có vài triệu dằn túi khi đặt chân tới đảo, ăn uống còn khó khăn nói gì đến chuyện kinh doanh. Thế nhưng, “cái khó ló cái khôn”, Phương đã biết cậy nhờ đến sự giúp đỡ ban đầu của gia đình người bạn là dân đảo chính gốc.

[caption id="attachment_9588" align="aligncenter" width="550"]Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu được chọn để chế biến ngay từ đầu phải đảm bảo tỏi Lý Sơn chính hiệu, có nguồn gốc rõ ràng. Anh thường ra tận ruộng tỏi để khảo sát, tìm hiểu, đặt hàng từ người dân. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu được chọn để chế biến ngay từ đầu phải đảm bảo tỏi Lý Sơn chính hiệu, có nguồn gốc rõ ràng. Anh thường ra tận ruộng tỏi để khảo sát, tìm hiểu, đặt hàng từ người dân.[/caption]

Vào cao điểm mùa du lịch, ban ngày anh Phương đi bán nước uống ở cầu cảng. Tối đến anh nấu trà sữa bán ở khu vực cổng Tò Vò. Anh Phương còn tổ chức các tour tham quan, trải nghiệm cho du khách để kiếm thêm thu nhập.

“Nhờ sự giúp đỡ của người dân, tôi cũng an tâm phần nào và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn. Nếu được lựa chọn lại lần nữa, tôi không hối hận, đây như là quê hương thứ hai rồi”, anh Phương chia sẻ.

Yêu đảo, ở lại đảo, với vốn tích lũy được vài chục triệu đồng, khoảng một năm sau, anh Phương mới bắt đầu lập nghiệp với công việc mình yêu thích, đó là chế biến tỏi đen.

Khởi nghiệp với tỏi đen

Nói về cơ duyên với tỏi đen, anh Phương kể, cách đây nhiều năm, lúc đó còn làm ở Sài Gòn, có thời điểm rộ lên phong trào mọi người rủ nhau làm tỏi đen, anh tìm hiểu thì biết tỏi đen có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nên liền lên mạng đọc báo, tìm tòi, học hỏi cách chế biến bằng nồi cơm điện.

Những mẻ tỏi đầu tiên thất bại khiến chàng thanh niên ấy từng có giây phút mủi lòng. Nhưng nhờ suy nghĩ họ làm được mình làm được, nếu không thành công cũng thành nhân, Phương lại mạnh dạn bước qua “rào cản” ấy để rồi kết quả đem lại vượt quá sự mong đợi.

“Bạn bè thưởng thức những mẻ tỏi đen do tôi làm đều tấm tắc khen về chất lượng của nó. Thật sự đó là bước đệm để có Phương ngày hôm nay”, anh Phương nói.

Anh Phương mạnh dạn đầu tư mua một chiếc máy sấy tỏi đen, kiếm mặt bằng, thuê nhân công lao động và chế biến tỏi với bí quyết riêng của mình. Đầu năm 2017, một cơ sở chế biến tỏi đen với thương hiệu Volcano (nghĩa là núi lửa, một hoạt động phun trào tạo nên một Lý Sơn độc đáo với thềm địa chất hàng triệu năm) được hình thành.

Anh Phương nhận định: “Tôi từng có cơ hội trải nghiệm đến rất nhiều vùng đất trồng tỏi nổi tiếng của Việt Nam như Hải Dương, Phan Rang… Nhưng không có tỏi nơi nào chất lượng bằng thiên đường tỏi lý Sơn. Tuy nhược điểm của nó là tép tỏi nhỏ nhưng lượng tinh dầu lại khá lớn, thơm ngon, không có mùi hôi, nồng”.

[caption id="attachment_9587" align="aligncenter" width="550"]Một cơ sở chế biến tỏi đen với thương hiệu Volcano được hình thành tại đảo Lý Sơn. Hiện nay, ngoài tỏi đen, cửa hàng của anh Phương còn bán các loại sản phẩm liên quan đến tỏi đen, đặc sản của đảo, được nhiều người yêu thích. Một cơ sở chế biến tỏi đen với thương hiệu Volcano được hình thành tại đảo Lý Sơn. Hiện nay, ngoài tỏi đen, cửa hàng của anh Phương còn bán các loại sản phẩm liên quan đến tỏi đen, đặc sản của đảo, được nhiều người yêu thích.[/caption]

Nguồn gốc chính hiệu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi sản xuất tỏi đen. Để tạo sự khác biệt so với nhiều cơ sở làm tỏi khác, anh tập trung vào chất lượng của sản phẩm. Ngay từ đầu nguồn nguyên liệu chọn vào đảm bảo tỏi Lý Sơn chính hiệu, có nguồn gốc rõ ràng.

Sau đó mới trải qua qui trình chế biến với bí quyết lên men riêng để tỏi khi ăn vừa có vị đắng nhẹ, vừa có vị thuốc bắc, dẻo ngọt, lại thơm ngon…

Sau gần một năm, đến nay cơ sở sản xuất tỏi của anh đã đi vào ổn định. Cứ khoảng 2,5kg tỏi tươi, sản xuất được 1kg tỏi đen lên men. Loại đắt nhất 1 tép có giá khoảng 5 triệu đồng/1kg. Loại 3 tép có giá hơn 1,5 triệu đồng/1kg. Tỏi loại thường nhiều tép có giá rẻ nhất, hơn 1,2 triệu đồng/1kg.

Ngoài ra, anh còn bán các loại sản phẩm liên quan đến tỏi đen với nhiều giá cả khác nhau để các khách hàng có cơ hội sử dụng rộng rãi. Không những bán tại chỗ, anh Phương có lượng khách hàng dồi dào tiêu thụ từ Bắc đến Nam. Sau khi hoàn thành mục tiêu tái đầu tư, mở rộng qui mô, ước tính anh đem về lợi nhuận hơn một trăm triệu đồng mỗi năm.

Bí thư huyện đoàn Lý Sơn Phạm Văn Vương cho biết: “Là một người ở nơi khác đến, từ đôi bàn tay trắng, thế nhưng anh Phương đã tạo dựng được cơ nghiệp.

Mới đây, dự án khởi nghiệp “Du lịch trải nghiệm Lý Sơn” cùng hai người bạn khác của anh Phương đã vinh dự đạt giải nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” năm 2017 của tỉnh Quảng Ngãi.

Ý chí, sự quyết tâm, nỗ lực của anh xứng đáng là tấm gương để thanh niên địa phương học hỏi, làm theo, đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp trong người trẻ..."

Bài, ảnh: Thiên Hậu

Xem nguyên bài viết tại : Chàng trai Thái Nguyên lập nghiệp trên đảo Lý Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bão số 13: Từ đêm nay 13-11, vùng biển miền Trung gió giật trên cấp 7

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi bản tin báo bão khẩn cấp về cơn bão số 13. Theo đó, từ đêm nay (13-11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 7-8, biển động dữ dội. Hồi 16h chiều nay (13-11), vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/h), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 90km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16h chiều mai (14-11), vị trí tâm bão nằm ngay trên vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/h), giật cấp 14. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu dần thành áp thấ

Chính quyền 1 cấp ở Lý Sơn: Đề xuất hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc

Bên cạnh đề xuất chuyển 57 cán bộ, công chức cấp xã thành biên chế cấp huyện, chính quyền Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng kiến nghị hỗ trợ thêm cho số người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn sau khi nghỉ việc. Huyện đảo Lý Sơn sẽ không còn cấp xã Sẽ giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn sẽ là “chính quyền huyện không xã” đầu tiên ? Lý Sơn: Hoàn thành việc bàn giao để giải thể cấp xã Ngày 20/3, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng chính quyền một cấp, hiện tại 3/3 xã trên địa bàn huyện đã hoàn tất các thủ tục, thống kê, kiểm kê các tài sản và kể cả thống kê các tài liệu có liên quan và bàn giao cho huyện đúng tiến độ. Trong đó, xã An Vĩnh và An Hải bàn giao ngày 13/3; xã An Bình bàn giao ngày 14/3. Từ ngày 15/3, các xã không giải quyết không việc mới phát sinh, chỉ giải quyết những công việc tồn đọng. Việc bàn giao con dấu kết thúc trước 17h ngày 31/3/2020”. Các xã đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho huyện. Th

Đề xuất bảo tồn 5 nguồn gen hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa đảo Lý Sơn

Nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm tại huyện đảo Lý Sơn đang ngày càng cạn kiệt do ngư dân địa phương khai thác gần bờ bằng nhiều phương thức mang tính chất tận diệt để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hải sản của du khách đến đảo Lý Sơn. Ngày 11-5, Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã gửi đề xuất 5 nguồn gen loài hải sản nguy cấp, quý hiếm bản địa cấp tỉnh cần được bảo tồn tại huyện đảo Lý Sơn lên UBND huyện Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, 5 nguồn gen gồm hải sâm, bào ngư, trai tai tượng, tôm hùm, các loài rong biển là những nguồn gen bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế, khoa học, dinh dưỡng, y dược cao. Hải sâm sống ở tầng đáy, trên lưng có từ 7 đến 9 núm vú, da trơn, thường nằm trong các kẽ đá, hoặc vùi dưới cát, thức ăn là sinh vật phù du. Nhiều loài hải sâm sống được ở độ sâu 80-90m nước. Đánh bắt bằng lặn hoặc dò tìm thủ công. Thực trạng tại huyện đảo Lý Sơn là nguồn tài nguyên hải sản có nguồn gen quý hiếm đang ngày càng cạn kiệt d